Khó ăn cát bê tông

Menu

Tác giả: Kacbt

Bài 2: trang web có hình ảnh

Chuẩn bị thực hành bài này: bạn mở thư mục D:\xampp\htdocs và tạo một thư mục images bên trong htdocs.

Chuẩn bị hình ảnh

Click chuột phải lên từng hình ảnh bên dưới, chọn Save image as và đưa ảnh vào thư mục images vừa tạo.

Hình ảnh cây ớt trái tròn
Cây thần kỳ có trái tạo ra điều kỳ diệu
Cây trầu bà trong hũ nước
Cây trầu bà trồng trong chậu thủy tinh

Viết mã HTML để hiện hình ảnh

Soạn đoạn mã như sau vào BODY của bai2.html

Nội dung web có 3 hình ảnh

Xem file bai2.html bằng trình duyệt. Bạn có nhận xét gì? Lần lượt 3 hình ảnh “nối đuôi nhau” hiện lên, kèm với dòng chữ ngay bên trên hình ảnh cho biết đó là loại cây nào.

Vẫn còn gì đó rất thô sơ, chưa hình hài trang web bạn thường thấy. Sẽ phải đến bài 6 chúng ta mới có thể bố cục lại trang, giờ chủ yếu học cách sử dụng các thẻ cho thuộc bài một chút.

Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể phóng to, thu nhỏ, bóp méo hình ảnh bằng cách thay đổi giá trị width, height của hình ảnh. Hãy thử thay đổi để xem sự thay đổi.

Việc thay đổi kích thước ảnh kiểu này không được khuyến khích bởi vì sẽ làm cho trình duyệt xử lý vất vả, trang web không được đánh giá cao. Nhưng đây vẫn là cách nhanh nhất cho người làm nghiệp dư, không rành phần mềm xử lý ảnh hoặc không muốn tốn thời gian chỉ để nhanh chóng có trang web phục vụ cho việc gấp gáp.

Nếu chỉ muốn thay đổi kích thước một chiều, còn chiều kia tự động tỉ lệ theo, bạn chỉ cần thay đổi giá trị của hoặc width hoặc height, giá trị của width hoặc height tương ứng với nó trống (tức là hai dấu nháy kép đứng cạnh nhau không có gì bên trong, ví dụ: height=”” )

Thêm thuộc tính gì đó cho hình ảnh

Sau thuộc tính alt, thử thêm thuộc tính title. Ví dụ: title=”Giá bán: 80K/cây không chậu” vào 1 trong 3 thẻ IMG.

Khi rê chuột lên hình giờ đây xuất hiện một dòng. Ngạc nhiên chưa?

Thêm thuộc tính id cho IMG, thuộc tính này theo thông lệ nên đứng đầu tiên nhất, trước cả thuộc tính src

Kết quả sau khi thêm 2 thuộc tính trên, trông gần giống:

Thêm thuộc tính id, title cho thẻ IMGIMG

Như đã nói trước, HTML không quan trọng khoảng trắng nhiều hơn 1 ở các thuộc tính và cũng có thể ngắt dòng. KACBT ngắt dòng để ảnh minh họa không quá rộng, khi bạn nhập thuộc tính title không cần phải xuống dòng như hình trên.

Thực hành mở rộng

Giờ đây, giả sử bạn muốn những người lần đầu mua cây cảnh, ít có kiến thức về cây muốn biết về cây mà bạn chưa có thời gian để viết bài giới thiệu, hãy liên kết đến bài viết bên ngoài, một nguồn đáng tin cậy là trang Wikipedia để người ta đọc bài.

Dùng thẻ A bọc thẻ IMG

KACBT chỉ minh họa một ví dụ, hai ảnh còn lại bạn tự làm. Thẻ A chỉ nên bọc trọn thẻ IMG mà thôi, không cần phải bọc thẻ BR mà cho BR nằm ngoài.

Thẻ A bọc lấy IMG để tạo thành liên kết từ hình ảnh

Thuộc tính target có giá trị _blank của thẻ A là để khi click vào hình ảnh, mở trang Wikipedia ở một tab mới của trình duyệt web.

Thêm thuộc tính loading cho IMG

Thẻ IMG trong thực tế có thể tải về những ảnh có kích thước khá lớn mà không thể giảm bởi vì chất lượng ảnh thể hiện ấn tượng với sản phẩm/ dịch vụ được cung cấp như ảnh về nữ trang, đồng hồ trang phục cưới, đồ nội thất cao cấp,… ta cần áp dụng thuộc tính loading đi kèm giá trị lazy.

Cách làm: sau thuộc tính alt, bạn thêm loading=”lazy” là xong. Như hình:

Việc này gọi là Native Lazy Loading

Chúng ta chỉ có 3 ảnh và nếu nằm gọn trong một khung màn hình đầu tiên thì áp dụng loading=”lazy” chủ yếu để thực hành.

Trong thực tế, bạn chỉ nên áp dụng với IMG nằm ở trang màn hình thứ hai trở đi, vì nếu đặt ngay ở trang đầu, người truy cập sẽ không thấy ảnh nạp về.

Thuộc tính usemap – ít dùng nhưng hữu ích

Ngay tên thuộc tính đã thấy có liên quan đến bản đồ. Thuộc tính này hữu ích trong việc bạn có một cái ảnh trông như bản đồ hoặc có sự phân định giữa các vùng. Việc cắt ảnh này ra nhiều mảnh và mỗi mảnh là một thẻ A bọc IMG để người duyệt click vào tham khảo từng vùng là cái gì đó… rảnh rỗi.

Click chuột phải lên ảnh này, lưu ảnh về thư mục images

Rồi nhập đoạn code vào sau thẻ IMG cuối cùng của bạn.

Đoạn này sau IMG cây thần kỳ

Khi xem, rà chuột lên từng cây và click để xem bài về cây ấy. Dùng công cụ đồ họa để đo, tạo các vùng map trên hình rất mất thời gian ta có mẹo:

bóng đèn lóe sáng sử dụng trang web imagemap chấm org để tạo map

Giải thích: thẻ IMG có thuộc tính usemap, có giá trị trỏ đến tên của map (bản đồ), nhớ là tên bản đồ luôn có dấu # đứng trước.

Thẻ MAP dùng để định nghĩa bản đồ, thuộc tính name có đặt tên, lúc này không có dấu #. Trong MAP ta tạo ra 3 AREA có các thuộc tính target, href như ở thẻ A, alt như ở thẻ IMG, title như ở những thẻ cần rê chuột vào hiện dòng chữ tooltip.

Thuộc tính coords chỉ định vùng chữ nhật có tọa độ x1, y1, x2, y2 tính theo pixel trên ảnh ban đầu. Thuộc tính shape có giá trị rect nghĩa là vùng chữ nhật. MAP chấp nhận cả vùng đa giác, tròn, sau này nâng cao hơn chúng ta sẽ biết. Bạn có thể tham khảo.

Ở bài này, trông đơn giản vậy nhưng ta đã học/ ôn được các thẻ A, P, BR, IMG và các thuộc tính title, id, loading, usemap.

Luyện tập

  1. Trên thế giới web, có các định dạng file ảnh thông dụng: GIF, đuôi JPEG (đuôi .jpeg hoặc .jpg), PNG, các hình icon có thêm file ảnh SVG. Ngày nay có thêm các định dạng mới như WEBP, AVIF, HEIC đang dần phổ biến và dần được các trình duyệt hỗ trợ. Bạn hãy tìm hiểu (qua việc Google) thêm về các định dạng này để nắm được lúc nào nê sử dụng định dạng nào.
  2. Ảnh có nền trong suốt là gì? Những định dạng nào hỗ trợ hình ảnh có nền trong suốt.
  3. Tạo một usemap dùng bản đồ tỉnh của bạn sinh sống, yêu cầu: khi rê chuột lên mỗi huyện sẽ hiện tên huyện, kèm diện tích.
  4. Tham gia thảo luận để được giải đáp khúc mắc, đào sâu vấn đề.

Cách tiếp cận vấn đề

Trong thực tế có 2 cách tiếp cận vấn đề thông dụng. Bạn cần sớm chọn một trong hai để bắt đầu, chần chừ sẽ khiến thời gian bỏ bạn lại phía sau.

Hai cách tiếp cận này hay được áp dụng trong khoa học, nhưng trong đời sống chúng ta cũng cần biết để giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn.

Cách 1: từ chi tiết đến tổng quát (quy nạp)

Đi từ quan sát, hình thành mẫu, giả thuyết cần chứng minh, lý thuyết

Quy nạp có gì đó mang tính chất làm để học. Bắt tay vào quan sát, thử bắt tay làm, rút ra được những mẫu thứ chung, rồi kiểm nghiệm, cuối cùng đưa ra lý thuyết mang tính tổng quát hóa.

Quy nạp giúp ta hiểu được cái chung, tổng quát từ những cái riêng, bộ phận.

Cách 2: đi từ tổng quát, chung đến riêng, bộ phận (diễn dịch)

Đi từ lý thuyết đến giả thuyết, quan sát, cuối cùng xác nhận

Bạn sẽ tìm hiểu lý thuyết trước, rồi xem cách cách người ta đặt giả thuyết, quan sát, lập luận, cuối cùng là xác nhận.

Diễn dịch giúp cho từ cái chung, tổng quát hiểu được cái riêng.

Hai cách trên đều giúp người tiếp cận nâng cao quá trình nhận thức. Không có cách nào ưu điểm hơn cách nào mà tùy từng tình huống áp dụng một cách linh hoạt.

Cách 3: vô chiêu nghĩa là hữu chiêu, hữu chiêu cũng là vô chiêu

Cách này lắm lúc mang lại sự thực dụng đáng ngạc nhiên, nhưng trên thế giới người ta không đánh giá cao cách làm thiếu hệ thống như cách này.

Khi là người mới học, người mới trong một lĩnh vực, bạn đừng nên áp dụng cách 3 này bởi vì nó sẽ không giúp ích, sẽ lặp lại rất nhiều sai lầm để học hỏi, tốn thời gian.

Chỉ nên sử dụng cách này khi bạn đã lên một mức gọi là thuần thục trong nghề. Giống như một võ sư, phải ở mức như Lý Tiểu Long, ông ấy mới cảm thấy Vịnh Xuân Quyền là gò bó, nên đã sáng tác ra Tiệt Quyền Đạo. Chuyện này hiếm, bạn khoan mơ mộng.

Khóa học chính thống, xịn sò về Web

Thông tin trên mạng rất nhiều, thừa mứa dẫn đến tình trạng tin dỏm, tin giả, tin kém chất lượng,… làm bạn lạc vào mê hồn trận. Hệ quả là nhiều người chưa vững về infomation literacy, Web literacy, digital literacy… sẽ lạc lối, không tìm ra được cái mình cần dù biết nó đang tồn tại ngay phía sau ô tìm kiếm.

KACBT xin cung cấp đến bạn một số khóa học về Web chất lượng, miễn phí bằng tiếng Anh. Nếu bạn có thể học được trực tiếp từ các trang đó thay vì các bài viết ở website KACBT này quả là tuyệt vời, chúng tôi cũng có dịp… làm biếng.

  • W3Cx – Free online courses from The World Wide Web Consortium (W3C): có nhiều khóa học khác nhau liên quan đến web, bạn chỉ cần học lần lượt theo các mô-đun được liệt kê trên đó.
  • Nếu bạn có thể nghe – hiểu tiếng Anh tốt, thích cách học sinh động có kèm media, một khoá học Build your first web pages with HTML and CSS của Google cũng rất tuyệt.
  • Một dạng khác không phải khoá học mà học kiểu tương tác như chơi game, một số người học rất hiệu quả với phương pháp này, bạn có thể thử với learn-html chấm org

KACBT tự hào là một trong những người rất ít tham gia vào việc lan truyền tin giả trên mạng xã hội, cũng như có khả năng thẩm định thông tin bởi vì tiếp cận Internet từ khá sớm, công việc cũng liên quan đến việc sàng lọc thông tin rất nhiều nên độ nhạy về thẩm định thông tin khá cao.

Những lưu ý cần nhớ nằm lòng

Lưu ý cho người chỉ mới học HTML, CSS, JavaScript

Khi cài đặt XAMPP, tốt hơn hết là cài vào ổ đĩa D: hoặc E: thay vì C: mặc định. Lý do: khi Windows bị hỏng, bạn thường hay cài lại, mọi thứ bạn học có nguy cơ biến mất nếu không nhớ sao lưu.

Ban đầu, lúc mới học web tĩnh, chỉ bấm nút Start theo mũi tên đỏ ở hình bên dưới khi khởi động XAMPP mà thôi, chưa cần các chức năng khác.

Hình 1. Click nút Start để khởi động máy chủ web ApacheApache

Một khi máy chủ Apache đã chạy thành công, nút sẽ chuyển sang Stop. Nếu hiện lên dòng chữ màu đỏ báo lỗi nào đó cần phải khắc phục trước khi truy cập http://localhost/

Giả sử nếu cài XAMPP vào D: thì thư mục D:\xampp\htdocs sẽ là thư mục gốc.

Ở các bài thực hành bạn cần tạo/ lưu file vào htdocs và/ hoặc tạo thư mục con trong thư mục này và đặt cái file HTML, image, JS, CSS vào đó.

Sử dụng trình soạn thảo thô sơ mục đích là để có thể nhớ được nằm lòng một số thẻ HTML.

Tránh trường hợp mới học đã sử dụng trình soạn thảo có chức năng nhắc bài “đến tận chân răng”. Vội vàng dùng công cụ mạnh sẽ dẫn đến tình trạng lơ mơ, thiếu ghi nhớ được vài thứ căn bản buộc phải nhớ.

Khi đi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng cho bài kiểm tra trên trình soạn thảo thô sơ, ứng viên không thể nhớ được các thẻ đơn giản, thông dụng đã lộ ra rằng rất thiếu chuyên nghiệp, không vượt qua vòng phỏng vấn.

Lưu ý cho người đang học PHP

Với những bài học chưa cần đến cơ sở dữ liệu, chỉ cần khởi động gống Hình 1 ở trên. Khi nào học đến bài có cơ sở dữ liệu mới bấm nút Start ở dòng có chữ MySQL.

Cần phải nắm về HTML, CSS, JavaScript trước khi bắt tay học PHP. Đừng nghe người khác/ trên mạng xã hội nói rằng mấy cái kia không cần phải biết vì đó là lập trình front-end, còn PHP là lập trình back-end. Sai lầm chết người đấy!

Nếu bạn chỉ biết back-end, biết quá ít hoặc không biết tí gì về front-end, bạn sẽ giống như mấy gã được thuê khiêng vác dụng cụ cho sân khấu mà thôi.

Lưu ý chung cho người mới học

Sau khi kết thúc buổi học nếu bạn không có thói quen để máy tính chạy 24/7 thì bạn cần phải đóng hết các phần mềm bạn đang dùng, nhất là các phân mềm thực hành trong quá trình học. Gợi ý:

  1. Trình duyệt Microsoft Edge trên Windows 10, 11 cho đến tháng 8/2022 chưa hỗ trợ định dạng file hình ảnh AVIF, bạn sẽ không thấy được hình ảnh minh họa. Do vậy, đề xuất sử dụng trình duyệt Mozilla Firefox hoặc Google Chrome.
  2. Đóng trình duyệt web: nếu trình duyệt có ghi nhớ tab cho lần mở sau, tốt hơn hết là đóng hết từng tab để lần sau mở trình duyệt lên không bị nặng máy, hết RAM nếu máy không mạnh lắm.
  3. Đóng trình soạn thảo mã: những gì cần save thì khi được hỏi bạn nhớ Save, tránh lần sau ngồi gõ lại mất thời gian vô ích hoặc không nhớ bài cũ đã học gì.
  4. Đóng XAMPP: bấm các nút Stop ở những dòng Apache, MySQL để máy chủ được đóng, dữ liệu được lưu hoàn chỉnh.

Những lưu ý trên có vẻ thừa thãi? Thực sự, bạn cần tập thói quen “thực hành tốt” ngay từ đầu để sau này trong việc làm web sẽ mang tính chuyên nghiệp, có tác phong công nghiệp cao.

Lập trình back-end là gì?

Bạn cứ xem một trang web, một web site như một sân khấu sự kiện hoặc một bộ phim bạn xem đi cho dễ hình dung. Phần mà bạn thấy được gọi là front-end, nếu dùng tiếng Việt nó gần như là giao diện hoặc mặt tiền trang web vậy.

Vậy, phần mà bạn không nhìn thấy, như ở sân khấu, ở phim trường, những công việc vận hành nội bộ đó được xem như back-end.

Nói theo ngôn ngữ CNTT, lập trình back-end chính là lập trình ở phía server (server-side programming). Tức là mã bạn viết ra được đặt trên server, được xử lý bởi web server chứ không phải trên trình duyệt của người duyệt web.

Phần bên trái thể hiện back-end.

Suy ra từ việc làm một bộ phim, bạn sẽ dễ dàng thấy rằng kết quả của back-end sẽ được chuyển giao cho front-end để phục vụ người xem. Phim thì gọi là khán giả, những người duyệt web thì gọi là người dùng (user) hoặc khách truy cập web (visitor).

Các ngôn ngữ lập trình thường dùng để viết mã cho back-end: Python, PHP, JavaScript, Ruby, Java, C#

Với những dự án web lớn, người ta thường dùng các khung mẫu (framework) và/ hoặc thư viện (library) có sẵn thay vì làm từ đầu.

Vài framework thông dụng: Laravel (PHP), Django (Python), Spring (Java), Ruby on Rails (Ruby), Meteor (JavaScript), Node.js (môi trường phát triển JavaScript), ASP.NET MVC (C Sharp).

Cũng cần phải có cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin vì bản thân ngôn ngữ lập trình tự nó không thể quản lý dữ liệu hiệu quả. Người lập trình back-end thường dùng một trong các hệ quản trị cơ sử dữ liệu (CSDL): SQLite, MongoDB, MySQL, Oracle, SQL Server, IBM DB2,…

Để kết quả tạo ra trả về được cho client (tức trình duyệt web hoặc phần mềm đóng vai trò client) thì phải có web server. Những web server thông dụng: Apache, Nginx, Lighttpd, Litespeed, Caddy, Microsoft IIS, Tomcat, Jetty.

Một số trong những thứ kể trên đi với nhau theo dạng combo nên người ta sẽ gọi tắt thành các tên bạn thương gặp như: LAMP stack, MEAN stack, MERN stack, JAMStack.

Tất nhiên, không bắt buộc bạn phải đi theo bộ chuẩn như trên nếu bạn là một người viết mã khá. Nếu áp dụng cách kết hợp lạ, bạn sẽ đối mặt vấn đề khó tra cứu, tham khảo tài liệu trên các cộng đồng chia sẻ công cộng về lập trình một khi bạn gặp vướng mắc trong quá trình lập trình, viết mã.

Đồ nghề cho người mới bắt đầu

Những công cụ bạn cần phải trang bị cho máy tính của bạn trước khi bắt đầu, nếu không, bạn sẽ chẳng có cái gì để thực hành theo những bài viết.

  1. Trình soạn thảo văn bản thô Notepad Plus Plus
  2. Máy chủ web (web server) XAMPP
  3. Trình soạn thảo code trực tuyến CodePen (nên tạo một tài khoản để có thể lưu code)

Chỉ cần bấy nhiêu đó thôi, trình duyệt web thì có thể dùng Mozilla Firefox, Microsoft Edge hoặc Google Chrome đều được, một trong những thứ đó hẳn có trên máy tính của bạn.

Dùng ảnh AVIF cho tốc độ nạp cao

KACBT từ ngày 23-08-2022 thử áp dụng ảnh AVIF để tiết kiệm dung lượng lưu trữ một phần, một phần giúp cho trang nạp xuống nhanh hơn. Việc này có thể làm mất thời gian hơn một chút bởi vì WordPress chưa chính thức định dạng này.

Thay vì nói dài dòng, biểu diễn luôn cho bạn thấy hình ảnh bên dưới:

Cô thợ rèn tốc độ
Ảnh ban đầu PNG 552.987 bytes, ảnh bạn đang thấy 54.124 bytes

Ảnh gốc và ảnh AVIF cách nhau khá nhiều, ảnh AVIF chỉ có kích thước 10% so với ảnh gốc, nhưng chất lượng xem trên màn hình máy tính, điện thoại thông dụng gần như không giảm bao nhiêu.

Điều đó nói lên rằng nếu bài này có chừng 10 hình ảnh, KACBT đã giảm được kha khá kích thước file. Từ đó giúp cho trang web nạp xuống trình duyệt người vào đây học làm web nhanh chóng hơn. KACBT cũng tiết kiệm được không gian lưu trữ trên web server.

Cách dùng ảnh AVIF hơi mất công nhưng khá đơn giản

  • Upload ảnh JPEG hoặc PNG đang có lên trang avif chấm io để chuyển đổi định dạng. Kết quả sẽ tải về được file ảnh dạng AVIF.
  • Dùng trình FTP client để upload ảnh vừa tải về lên thư mục wp-content/upload/2022/08 (thay bằng năm, tháng hiện tại). Nếu muốn upload qua chức năng Media của WordPress đòi hỏi phải chỉnh chút ít code trong file functions.php, ngoài phạm vi bài viết này.
  • Chèn hình ảnh định dạng AVIF vào bài viết của bạn với chức năng “Chèn từ URL” khi dùng hộp thoại chèn ảnh lúc soạn thảo bài.

Quy ước khi học, đọc bài PHP

Sau đây là các quy ước trong những bài viết về lập trình web với PHP. KACBT thường xuyên cập nhật, bổ sung để tốt dần theo thời gian.

Con voi là biểu tượng của ngôn ngữ PHP

PHP là một ngôn ngữ lập trình nói hẳn là khá kém về mặt thiết kế. Lúc thì PHP phân biệt chữ HOA, chữ thường, lúc lại không nên rất gây sự bực mình với những người đã học các ngôn ngữ có thiết kế đẹp trước đó.

Rồi các thứ khác cũng lộn xộn cả lên trong cú pháp, cách đặt tên hàm… nói chung là đầy nhược điểm.

Thật quái lạ, PHP lại là ngôn ngữ khá dễ học cho người bắt đầu. Dân tay ngang nhảy vào làm web rất yêu thích bởi vì việc cài cắm đơn giản, sớm bắt đầu viết được ngay những dòng mã “sờ thấy được” mà với các ngôn ngữ khác người học có khi mất đến 5-7 buổi đầu tiên.

Ngôn ngữ PHP – một ngôn ngữ lập trình dở ẹc

Bạn cần đọc các bài ở PHP-FIG để học theo cách viết mã trên ấy. Sau đây, KACBT liệt kê ra một số thứ nên áp dụng trong ngày học đầu tiên.

Quy cách viết mã PHP theo chuẩn

  1. Luôn dùng mở đầu file PHP dạng dài. Tức là vào file phải là dấu bé, php rồi dấu hỏi. Không áp dụng cách viết mã tắt vì khi thay đổi môi trường mà web server không phải do ta cài đặt, cấu hình sẽ gây nguy cơ mã không chạy được.
  2. Khi lưu file PHP phải ở dạng encoding là UTF-8 without BOM. Nếu bạn dùng Notepad++ mặc định đã đạt điều này mà không phải chỉnh sửa gì thêm, chỉ cần lưu file bình thường.
  3. Ký tự xuống

Lời hay ý đẹp tạo cảm hứng mỗi ngày

“Đừng bao giờ để mình trở thành người đứng ngoài cuộc. Hãy tích cực tham gia và mạnh dạn dấn thân vào những sự thử thách, luôn tò mò và học hỏi những điều mới, và nỗ lực để tạo ra được nhiều sự khác biệt” (“Don’t be a bystander. Be involved, be engaged, be curious, make a difference.”) — Howard Schultz

Học lập trình Frontend là học những gì?

Ngày xưa (từ năm 1994 đến chừng 2003) thế giới web khá đơn giản, lúc đó không có khái niệm front-end, back-end gì hết, chỉ có web tĩnh và web động. Hoặc nói thiên hướng kỹ thuật một chút, liên quan đến lập trình thì có client side script và server side script.

Ngày nay, phát triển web là một lĩnh vực trăm hoa đua nở, trở thành một nhánh phát triển phần mềm khá ồn ào, đông đảo ngươi tham gia, lấn át cả nhánh viết phần mềm cho desktop.

Vì vậy, bạn cũng cần biết chút ít về cách làm một trang web dù bạn chẳng phải dân CNTT.

Dễ thôi, nếu bạn siêng vào đây đọc bài, ngày nào đó bạn làm trang web ngon lành, chơi cũng được, dùng kiếm cơm cũng ổn.

Lộ trình phát triển web theo hướng frontend.

Nghe cứ rối beng cho người bắt đầu, nhất là những người muốn tự học. KACBT chúng tôi giải thích mấy cái này mệt xỉu mà cũng không biết viết ra như thế nào để tường bận vấn đề.

Viết dài thành một cuốn sách không ai đọc, viết ngắn người đọc không nắm được. Làm video clip thì nói thật là người ta xem giải trí thôi, không có tác dụng mấy về mảng học hành.

Thử tìm trên YouTube chúng tôi thấy rất nhiều movie clip hướng dẫn làm web đủ thể loại. Chất lượng giảng dạy đủ hạng mức, số lượt view cũng cao.

Quái lạ, vẫn rất nhiều người ngỏ ý KACBT mở khóa học để giúp họ làm web.

Website này như một thử nghiệm hỗ trợ những ai mong muốn làm một website tự tay, cứ thử cái đã, việc gì tiếp theo tính sau.

Bên trái là “đồ nghề” dành cho người làm frontend. Bên phải là dành cho người làm backend.

Vắn tắt, bạn cần nắm HTML, CSS, JavaScript nếu muốn làm trang web thiên về giao diện, hình ảnh, những cái người duyệt web nhìn thấy khi truy cập.

Có người đọc quá nhiều bài viết linh tinh, lại không chịu bắt tay vào thực hành, dẫn đến họ nói về front-end nghe rất khủng khiếp, cứ như một chuyên gia thực thụ.

Trong thực tế, vài năm trôi qua, họ vẫn chưa có, chưa làm được một trang web nào, cũng không thuê ai khác làm, họ vẫn tiếp tục mô tả về web, thật khôi hài.

KACBT theo kiểu cứ mỗi ngày làm chút một, như một trò chơi, sở thích lúc rảnh. Trang web được tạo ra có ra hình hài ổn ổn hay không tính sau, được vọc là vui rồi.

Ghi nhớ Học lập trình front-end là học viết mã HTML, CSS, JavaScript.