Bài này hướng dẫn bạn làm quen với ngôn ngữ lập trình PHP thông qua việc làm quen với cú pháp của ngôn ngữ. Để học hiệu quả, chúng tôi cho rằng bạn nên ngồi gõ lại lọc cọc hoặc nếu bạn lười ngồi gõ, bạn có thể viết lại vào tập vở, bảng viết cũng tốt. Việc chỉ ngồi xem lướt là tối kỵ, bạn sẽ không tiết kiệm thời gian đâu mà là sẽ lơ mơ, lan man ngay từ ngày đầu tiên, sẽ sớm mất căn bản.
Giới thiệu qua về cấu trúc của một file PHP
Mở trình soạn thảo lên và gõ:
<?php
echo 'Hello! I want to be a PHP developer';
?>
Một file PHP luôn bắt đầu bằng dấu nhỏ, dấu hỏi, cụm từ php và lưu file đặt phần mở rộng (đuôi file) là .php. Tên file không nên chứa khoảng trắng, ký tự đặc biệt như bất cứ ngôn ngữ lập trình nào khác. Đây là tin học căn bản, nhiều bạn cứ có thói quen đặt tên file có khoảng trắng, tiếng Việt có dấu,… đây là ngôn ngữ người, máy tính không thích điều này.
Kết thúc đóng của file PHP là dấu hỏi và dấu lớn để đóng đoạn mã lại. Nếu file PHP này được file PHP khác include hoặc require, bạn có thể bỏ đi phần đóng đoạn mã PHP.
Dòng 3 được gọi là một câu lệnh (hoăc phát biểu, statement). Một câu lệnh PHP được bắt đầu bằng một từ khóa (PHP keyword) và thường kết thúc với một dấu chấm phẩy.
Bất kỳ tập lệnh PHP nào cũng được xây dựng từ một loạt các câu lệnh. Một câu lệnh có thể là một phép gán, một lệnh gọi hàm, một vòng lặp, một câu lệnh có điều kiện hoặc thậm chí là một câu lệnh không làm gì cả (một câu lệnh rỗng). Các câu lệnh thường kết thúc bằng dấu chấm phẩy. Ngoài ra, các câu lệnh có thể được nhóm thành một nhóm câu lệnh bằng cách đóng gói một nhóm các câu lệnh bằng dấu ngoặc nhọn. Một nhóm câu lệnh cũng là một câu lệnh riêng lẻ. Các loại câu lệnh khác nhau được mô tả trong chương này.
Một hoặc nhiều dòng trống không có nội dung như dòng 2, dòng 5 ở trên chủ yếu là để tạo khoảng hở, giúp người lâp trình dễ đọc mã, chứ không có tác dụng gì, không ảnh hưởng gì đến việc trình biên dịch PHP đọc hiểu và phiên dịch mã. Vì vậy, bạn có thể có các dòng trống trong quá trình viết mã để dễ đọc.