Viết ngay bài này dù đang rất lười biếng, bận bịu những việc khác. Nhưng vì có nhiều người liên hệ, phàn nàn về dịch vụ web hosting này quá nên đành viết một bài để cảnh báo để đỡ tốn công sức trả lời riêng lẻ từng người. Bạn có thể cho rằng bài viết này mang tinh bôi bác hoặc có ý gì đó kiểu dìm hàng tùy bạn. Nhưng việc bạn tiết kiệm vài xu hoặc kiếm chút tiền hoa hồng mọn để rồi ngày nào đó ôm cục tức vào người thì cho phép tui được phì cười haha trước.
Tại sao Hostinger được đánh giá nhiều sao như vậy?
Trên các trang review (đánh giá) về hosting, Hostinger có điểm số khá tốt, trên 4,5 sao. Như vậy là gần như điểm số của một dịch vụ xuất sắc.
Sẽ có người lý luận rằng rất khó hoặc không thể có chuyện có nhiều trang review đều đánh giá tốt về Hostinger để rồi nó dỏm ẹt. Lẽ nào người ta mắc sai lầm hoặc lẽ nào Hostinger có phép màu nào để “đổi trắng thay đen” như vậy. Tui cũng từng có lập luận như vậy đó.
Chỉ đến khi trong tay tui có vài tài khoản hosting các gói khác nhau của Hostinger và phải đại diện cho khách hàng của tui (họ thuê tui làm web và không biết gì về web hosting, chỉ là mua hosting của Hostinger vì dễ tiếp cận nó) để yêu cầu hỗ trợ từ Hostinger, lúc đó mới dựng hết cả tóc gáy lên.
Nào, tui sẽ phân tích cho bạn xem vài cái:
Hostinger chi trả hoa hồng cao ngất
Bạn nghĩ xem, bạn giới thiệu một dịch vụ gì đó mà có được hoa hồng cỡ 10% thôi là đã nhảy cẫng lên vì vui sướng rồi. Đàng này, nếu bạn làm affiliate marketing cho Hostinger, bạn sẽ được:
Đội ngũ nhân viên đông đảo
Công ty này có trụ sở ở Vilnius, Lithuania nhưng công ty thuê người ở khắp nơi, và có lẽ nhiều trong số đó chẳng có kiến thức, kinh nghiệm gì về web hosting. Họ lại rất giỏi trong việc đi xả rác khắp nơi, kiểu “lái gió dư luận” rất mạnh. Họ cũng là những người vào comment bênh vực/ có tiếng nói tốt cho Hostinger ở trên các cộng đồng mạng.
Tiếng xấu của Hostinger cũng cao ngất
Sau đây là một vài thông tin mà KACBT có được vì trong quá khứ đã có sử dụng (gián tiếp, vì phải hỗ trợ khách hàng dùng Hostinger) Hostinger nên không phải là thông tin tự nghĩ ra.
Gây tranh cãi nhiều năm trước
Hostinger không phải là cái tên xa lạ gì trên thị trường web hosting, nhưng không phải là tên tuổi uy tín mà là có sự tranh cãi và khét tiếng.
Trước nhất, người anh em của nó có mặt từ 2007 (sẽ đóng cửa vào tháng 10 tới đây) tên là 000webhost là nơi để Hostinger sử dụng khác hàng dùng dịch vụ miễn phí để làm vật thí nghiệm.
Nhưng cách của họ làm đã vô tình bộc lộ cho những khách hàng có chút suy luận thấy rằng: àh há, dịch vụ của anh lởm như vầy, dù có miễn phí đi nữa thì dịch vụ anh thu phí cũng không tốt hơn là mấy.
Tại sao vậy? Tại vì trong cuộc sống bạn thấy một người khi làm cùng một việc gì đó thế nào thì nó sẽ là như thế nấy, sao có thể khác nhau được? Bạn lái xe máy kém ở khu bạn sống, không thể qua tỉnh khác bạn đi tốt ngay lên được, đúng vậy không nào? Đội ngũ của Hostinger cũng vậy mà thôi. Cho dù theo thời gian có sự cải tiến tốt hơn nhưng lãnh đạo của công ty vẫn còn đó, họ là nhân tố quan trọng, khó mà thay đổi.
Một trang mà người ta hay vào đó xem đánh giá về dịch vụ web hosting đó là trang Trustpilot, bạn mà vào đó thì thấy Hostinger cũng có số má cao lăm luôn:
Vì lý do hoa hồng cao nên những người khen ngợi Hostinger trên Trustpilot chính là những người chưa chắc sử dụng dịch vụ Hostinger nhưng vô đó chấm điểm cao, vì việc đó là có lợi cho họ, giúp họ dễ kiếm được tiền hơn. Cũng ngay trên Trustpilot, những khách hàng thật bạn sẽ thấy:
Bảo mật kém và liên quan đến tội phạm mạng
Hostinger làm lộ lọt thông tin người dùng và bị tội phạm mạng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo. Những điều này bạn dễ dàng tìm thấy trên Internet với vài cú Google.
Đó là chưa kể nhiều người phàn nàn rằng ngay sau khi họ đăng ký hosting ở Hostinger thì họ bị gọi điện chào mời dịch vụ lạ, cuộc gọi lừa đảo hoặc nhận email liên quan đến hình thức phishing. cũng có người đã trở thành nạn nhân của bọn lừa đảo.
Phông bạt trên Wikipedia
Bạn mà lên Wikipedia thì bạn cũng sẽ đọc được bài viết có vẻ rất khách quan về Hostinger, thậm chí họ còn có giải thưởng nữa.
Người ta thường nhầm lẫn giữa phát triển nhanh, kiếm được doanh thu khá so với chất lượng dịch vụ. Về việc phát triển, doanh thu thì Hostinger làm rất tốt, nhưng chăm sóc khách hàng kém. Chưa kể là có nhiề khách hàng cảm thấy bị lừa và bỏ của chạy lấy người cũng tỉ lệ rất cao so với các dịch vụ hosting đó. Nói đâu xa, khách hàng sử dụng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật của KACBT bỏ chạy hết trơn.
Các site địa phương là những chiếc bẫy
Hostinger có tên miền .vn đấy. Trong đó bạn rất dễ thấy là có vẻ như đó là một công ty của Việt Nam, rất dễ đọc thông tin, và cũng dễ mua hàng. Nhìn chung, vào trang web bạn cẩm thấy có cái gì đó uy tín.
Nhưng đừng đùa vơi lửa, ở hàng chục quốc gia khác họ cũng có website trông uy tín như vậy. Nếu không tin, bạn cứ thử xem, ít nhất ở Anh, Brazil cũng có website màu tím trông rất ấn tượng và nhất quán vớii web chấm com luôn đấy.
Phần cứng, và công cụ panel tự làm không đủ tiêu chuẩn công nghiệp
Trong ngành web hosting Linux thì bạn hoặc dùng cPanel, Plesk hoặc DirectAdmin nếu bạn dùng gói shared hosting. Còn nếu dùng VPS thì có công cụ riêng như Virtualizor, Citrix Hypervisor.
Ở Hostinger, bạn sẽ được dùng hPanel, kiêu “trà sữa nhà làm”, có thể với người chưa biết chút gì về hosting làm quen rất dễ dàng vì nó được bản địa hóa, sử dụng tiếng địa phương. Sử dụng môt thời gian, bạn hốt hoảng phát hiện ra hPanel có những chúc năng trời ơi và thiếu những chức năng mà một panel tiêu chuẩn công nghiệp web cần có. Lúc đó bạn làm thế nào?
Phần cứng của Hostinger thì cũ mèm, chậm ơi là chậm. Nếu web bạn chỉ có vài lượt truy cập bạn sẽ chưa thấy chuyện gì xảy ra, chỉ là khi có trên 100 lượt/ ngày, vấn đề bắt đầu nảy sinh.
Vài lời vớt vát cho Hostinger: khi bạn bết rõ bạn muốn gì và chấp nhận ôm cục tức, bạn có thể chọn Hostinger vì giá rât rẻ. Tuy nhiên, để tránh bị bắt cóc, bạn cần tách riêng ra, không đăng ký domain tại Hostinger để tránh bị “bắt cóc” hoặc phải bỏ domain đẹp./.