Khó ăn cát bê tông

Menu

Phần mềm thư viện trường học, đâu là giải pháp?

Bối cảnh của việc Luật Thư viện đã ra đời, các văn bản hướng dẫn, thông tư… và chủ trương học tập suốt đời của nhà nước, chuyển đổi số này nọ được “phóng tác” rất lâm li bi hài dẫn đến việc người ta muốn làm sống lại thư viện. Nhưng, biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Đây là một bài viết dạng rất tếu táo, hỗn loạn, bạn đọc vui lòng đọc giải trí chứ không phải để bực mình à nghen.

Quảng cáo ngay khi vào bài cho khí thế

Chúng tôi, Nhóm KACBT có “mông má” một phần mềm thư viện từ một phần mềm của Indonesia để đáp ứng được nhu cầu về một phần mềm thư viện tích hợp ILS của hầu hết các thư viện dưới 50 ngàn cuốn sách, dưới 15 ngàn bạn đọc. Bạn có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi ngay và luôn. Phần mềm dạng này cho thuê, giá cả rất mềm, và rất dễ sử dụng cho những ai biết cầm chuột máy tính, trình độ học vấn lớp 4.

Những ưu điểm của phần mềm thư viện SLiMS Fork của chúng tôi đó là bạn có thể quản lý thư viện truyền thống và thư viện số trong 1 giao diện. Chưa kể, nếu cần, chúng tôi tặng kèm bạn một trang web đơn giản, hiệu suất cao để bạn làm trang thông tin thư viện luôn. Bạn muốn xem qua để hình dung phần mềm chạy nhanh xịt khói và ổn định ra sao, hãy click VÀO ĐÂY.

Một điều rất… điên khùng khi bạn thuê phần mềm của Nhóm KACBT đó là bạn được hỗ trợ bởi những thủ thư, những người làm thư viện thực sự chứ không phải là công ty phần mềm nào mà phần mềm thư viện chỉ là một trong những món trên menu của họ đâu. Chúng tôi chỉ có món duy nhất là phần mềm quản lý thư viện tích hợp + thư viện số = hai trong một mà thôi.

Và vì phần mềm thuê bao online nên lỗi gì là chúng tôi sẽ sửa tức thì cho bạn hoặc có giải pháp để bạn tiếp tục công việc mà không bị gián đoạn công việc. Cũng rất kinh dị đó bạn bỏ tiền ra thuê, 10 phút sau khi chuyển tiền bạn có thể sử dụng. Quái dị hơn, bạn có thể dùng thử 30 ngày mà không cần trả đồng nào. Quái lạ hơn nữa, đó là tuy thê bao hàng năm nhưng đến một ngày nào đó có công ty nào đó chào mời phần mềm xịn sò hơn, bạn muốn hủy thuê với chúng tôi, bạn cũng không cần phải nêu bất cứ lý do nào, chúng tôi hoàn lại tiền cho bạn những ngày trong năm mà bạn chưa dùng.

Phần mềm? Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

Người viết bài này dám nói rằng khá buồn cười về chuyện tin học hóa, tự động hóa ngành thư viện. Mặc dù trên các báo cáo luôn nêu ra những nỗ lực, cố gắng rất nhiều của cả tập thể ngành thư viện, của nhiều công ty công nghệ có cung cấp giải pháp phần mềm thư viện… nhưng đến nay sau gần 1/4 thế kỷ từ ngày CDS/ISIS hãy còn chạy trên nền MS-DOS tới nay, mọi thứ đều chỉ có bề nổi mà chưa đi vào chiều sâu thực sự. Nói cách khác, thiếu sự hữu ích thực sự hoặc đầu tư lãng phí phần nhiều.

Bạn đừng nói rằng gã này không có tính xây dựng nhé. Gã từng là một thủ thư và thử nghiên cứu về cách chuyển đổi phần mềm, mua sách cũ về lập trình để có thể viết được phần mềm… nhưng nói thật là có những cái dạng làm việc tập thể thì cá nhân xem ra chỉ là muối bỏ bể mà thôi.

Cho đến hiện nay, cứ tạm đồng ý với nhau rằng các thư viện tỉnh, thư viện đại học đã 100% hoàn tất quá trình đưa phần mềm quản lý thư viện tích hợp integrated library system (ILS) đi nhưng “giấc mơ liên thông” vẫn là một câu chuyện dài và… bạn đang quay về ngày xưa xem phim hoạt hình Ну, погоди!

Phát hiện chuyện… động trời

Hóa ra nhiều thư viện huyện gần như chỉ là một tủ sách. Hỏi người dân ở các thị trấn có đặt thư viện, không có tới 1% người dân biết thư viện nằm ở đâu. Nếu chỉ tập trung vào hỏi những người được xem là có chút trí thức/ sách vở, con số này cũng không quá 5%. Ui, vậy cái “thiết chế văn hóa” này là thế nào? Hài hước tí, thiết này có lẽ là… cục sắt?

Rồi đến chuyện các thư viện trường phổ thông thì sao nhỉ? Tình trạng cũng hẻo luôn không biết thế nào đây. Từng có bạn làm thư viện trường phổ thông, sau khi trò chuyện, các bạn ấy nói mang tiếng là nhân viên thư viện nhưng công việc các bạn ấy rất ít liên quan đến thư viện. Chưa kể là các bạn ấy kiếm thêm bằng công việc phụ giáo viên chấm điểm.

Rồi thì chưa kể là nếu thử xem những trường trung cấp, cao đẳng, có những trường không có thư viện luôn hoặc chỉ là một cái phòng đọc sách có vài trăm cuốn sách cũ mèm để đó. Nói chung là không có gì để có thể gọi là thư viện cả.

Nguyên nhân không phải là phần mềm

Từng phải là người trực tiếp sử dụng, hướng dẫn người khác sử dụng phần mềm thư viện, nên người viết bài này có vài chia sẻ sau:

  • Phần mềm nào cũng có cái được và cái chưa được như bất kỳ sản phẩm nào trên thế giới này.
  • Người dùng có người hài lòng, có người thấyy tạm, có người bực mình.
  • Dù bạn có dùng đến hay không, phần mềm sẽ sớm lỗi thời theo thời gian, cùng lắm 5 năm từ lúc mua
  • Giá phần mềm nhìn chung quá mắc. Cái sự mắc ở đây không bởi giá cao bởi vì phần mềm dạng chuyên dụng khó bán đại trà được như Windows, Office thì giá cao là không bàn cãi. Mắc ở đây nghĩa là khai thác quá ít. Giá phần mềm rẻ nhất khoảng 15 triệu, mỗi năm dùng có khoảng 35 lần, cứ cho rằng dùng được 5 năm. Tính ra mỗi lần sử dụng là 15.000.000/(35 x 5) = 85.714 đồng/ lần.

Và cũng từng là người cung cấp phần mềm, giải pháp thư viện từ phần cứng, phần mềm, người viết bài cũng có vài chia sẻ thế này:

  • Nhiều đơn vị mua để đối phó với kiểm định, họ không thực sự muốn dùng phần mềm hoặc muốn dùng thì cũng chẳng có tài liệu để quản lý.
  • Phần mềm được mua trong gói giải pháp nhiều tiền, nhưng nó chỉ là thứ đi kèm với những phần cứng mà ít khi là một gói độc lập.
  • Phần mềm nhiều khi có những lỗi khá ngớ ngẩn mà bên đơn vị phát triển phần mềm không thể khắc phục.

Sau khi nhìn ngó quanh, chúng tôi có thể kết luận rằng phần mềm đơn giản cũng chỉ là công cụ mà thôi, nó chẳng có tội tình gì để mà kêu ca, ca thán. Vấn đề cốt lõi ở đây là CON NGƯỜI và CƠ CHẾ. Nói thế nào nhỉ? Bạn có bao giờ cảm thấy rất bức xúc nhưng chịu chết, không thể làm gì hơn, và cũng chỉ thở dài mong ngày mai tươi sáng hơn, mọi thứ tốt đẹp hơn lên…

Nhưng rồi, một ngày nào đó bạn bỗng nhiên tủm tỉm cười (có khi kèm cả sự chua chát nữa) rằng mình đã làm cái quái gì? Mình cứ nghĩ mình là tốt việc của mình là đời thêm tốt đẹp, tươi vui rồi, có cần gì phải làm gì thêm. Vậy xin hỏi, bạn làm thư viện thì một năm bạn đọc bao nhiêu cuốn sách, hãy kể ra xem bài học của năm qua nhờ đọc sách, áp dụng vào thực tế là gì?

Thay cho kết bài: mới cách đây 3 hôm mà thôi, một người bạn (cùng thời sinh viên với tác giả bài này) phàn nàn rằng anh ấy vẫn chưa thể sử dụng email được ở chỗ mấy cái CC, BCC là gì nên gọi điện hỏi. Người viết bài chỉ biết nói: 20 năm qua ông chưa từng rời công việc văn phòng, còn tôi đi làm đủ thứ, công việc văn phòng gần nhất cách đây 7 năm. Vậy, nói nghe thì rất lý thuyết kiểu: mọi thứ đều do con người, nhưng quả là đáng ngại cho chất lượng nguồn nhân lực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

6 × = thirty