Biểu tượng website Khó ăn cát bê tông

Tháng: Tháng Chín 2022

Bài 6: lý thuyết về Cascading Style Sheets

Cascading Style Sheets (viết tắt: CSS) được định nghĩa là ngôn ngữ định kiểu phân tầng. CSS được dùng để trình bày tài liệu HTML hoặc XML. Nói cách khác, CSS giúp cho việc trình bày, trang trí, xếp đặt các đối tượng thành phần HTML để trang web sinh động, mỹ thuật.

Tại sao lại là phân tầng?

Cái chữ cascading này gây khó hiểu. Bạn cứ hiểu đơn giản CSS được tạo ra để tránh việc một tài liệu HTML có các thành phần được “sơn phết” tùy tiện, rối beng khiến cho việc chỉnh sửa trở nên khó khăn. Thuở ban đầu HTML đã lâm vào cảnh như vậy nên ai đó đã nghĩ ra CSS để giải quyết.

Bạn hình dung một rule trong CSS.

Giả sử bạn tên HTML. Bạn đang ở hữu một bộ đồ gồm quần, áo, mũ, găng tay, giày, phụ kiện, trang sức được chế tạo ra từ đầu dính liền các món thành một khối, không phải từng món rời vừa kể. Mỗi lần mặc bạn phải mở dây khóa khéo và chui vào bên trong rồi kéo lại một cách khó khăn vì vướng víu, nóng còn hơn quần áo bảo hộ Covid. Bạn cảm thấy thế nào với món thời trang ấy?

Hẳn nhiên là sau đó phải rã bộ đồ đó ra, tức “phân tầng” nó làm các loại/ nhóm: quần, áo, mũ, găng tay, giày, phụ kiện, trang sức. Khi tổ chức thành từng nhóm như vậy, đựng vào những tủ, ngăn tủ hoặc hộp riêng để có thể phối đồ thuận tiện khi cần lên đồ ra ngoài cho các sự kiện khác nhau.

Một element trong HTML dùng CSS để định kiểu dáng. Nói cách khác, bạn áp các rule (luật) được định nghĩa trong CSS vào các element trong HTML để thay đổi màu sắc, kiểu dáng, vị trí, màu nền, kích thước,… những thuộc tính của một khối trên trang.

Làm ngay một đoạn mã CSS xem sao

Lấy trang mẫu đã học ở bài đầu tiên ra, Save as lại thành bai6.html để thực hành.

Trong phần HEAD chỉnh sửa lại gần giống:

Đoạn này báo hiệu sẽ dùng CSS trong file styles.css

Tạo một file có nội dung:

Đặt trong file css/styles.css

Save file này với tên styles.css đặt ở thư mục htdocs/css

Đọc đoạn mã trên, bạn cảm thấy dễ hiểu phải không nào? Giải thích ngắn:

  • Những cái như border-style, border-color, color, width,… được gọi là thuộc tính (property hoặc properites nếu đề cập như là số nhiều).
  • Ngay sau thuộc tính là dấu hai chấm
  • Cuối cùng, sau dấu hai chấm là giá trị (value).

Cuối mỗi dòng thuộc tính: giá trị phải được kết thúc bằng dấu chấm phẩy (semicolon). Không được quên dấu chấm phẩy này, vì rất nhiều khi chỉ 1 thiếu sót bé xíu đó sẽ làm biến dạng mọi thứ, tui mất thời gian tìm lỗi, có khi còn gỡ không ra lỗi đến mức phải dẹp bỏ, làm file mới.

Tiếp tục, phần BODY của file bai6.html có nội dung:

Một DIV lorem ipsum
Khối DIV lorem ipsum

Mẹo: đừng ngồi mà gõ lorem ipsum bạn nhé, copy nó ở trang này.

Kết quả có được thật… không thể tin được 😀

Khối CSS màu xanh
Kết quả CSS đã có tác dụng vào khối DIV

Selector là cái quái quỉ gì?

Selector chính là khái niệm cốt lõi phải nắm trong CSS. Một element khi xuất hiện trong cây DOM sẽ được định danh bằng một cái tên nào đó người ta có thể hiểu được thay vì để trình duyệt tự định danh, cái tên này chính là selector.

Chúng ta xét đoạn mã HTML:

Đoạn mã HTML để giải thích về selector

Nếu sử dụng “ngôn ngữ trình duyệt” để diễn tả, trông như sau:

Selector chính là phần văn bản bắt đầu sau chữ body

Nếu ta sử dụng selector theo như trình duyệt gọi sẽ là quá dài dòng. Người làm web sẽ khóc thét vì độ phức tạp xen lẫn nhàm chán của việc copy & paste lại, sửa chữa số thứ tự, dễ gặp sai sót.

Vì vậy, người ta đã nghĩ ra một cách đặt tên lại cho các element đơn giản hơn thông qua tên thẻ (tag name), phối hợp các thuộc tính của element. Trong đó, hai thuộc tính thường dùng nhất là id, class.

Ta thử viết lại element chỉ logo thành:

Element hình ảnh có thuộc tính id, giá trị là logo

Nếu trong file styles.css mà ta viết theo cách của trình duyệt hiểu, nó sẽ:

Vậy, ta gọi #logo là selector

Như vậy, để trình duyệt khi đọc file HTML tìm đến đúng rule trong styles.css thì ta phải chỉ ra được element đang xem xét nằm ở đâu trong “rừng” các rule CSS. Lúc này, trình duyệt đơn giản là “nhìn vào” thuộc tính id, đọc được giá trị logo.

Tiếp theo, trình duyệt sẽ tìm đến rule bắt đầu bằng #logo trong file styles.css và lấy rule này để áp dụng định dạng cho element IMG mà ta đang xem xét.

Có một tình huống thú vị đó là ta có thể viết:

Selector dùng tag name (tên thẻ)

Nếu toàn bộ trang web hiện tại chỉ có đúng một element IMG như ví dụ này, hoặc bạn đang có ý định tất cả hình ảnh trên trang đều có viền nét liền, rộng 2 pixel, màu hồng cánh sen.

Những trang web ngày nay có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn element. Nếu ta cứ luôn phải áp dụng theo kiểu đặt id như trên, thì xem ra cũng không mấy thú vị, bị quá tải vì quá nhiều id.

Do đó, luôn tồn tại cách khác, đó là người ta sử dụng thuộc tính class.

Vắn tắt lại cho dễ nhớ:

  • Nếu HTML không có id, class mà trong rule CSS ta dùng tên thẻ thì sẽ có hàng chục đến hàng trăm element sẽ được tác dụng bởi một rule. Cho nên, cách dùng tên thẻ chỉ áp dụng cho một số thẻ/ element chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong một tài liệu HTML như BODY, HEADER, FOOTER.
  • Nếu HTML dùng id=”abcd” thì trong rule CSS ta sử dụng #abcd làm selector.
  • Nếu HTML dùng class=”efgh” thì trong rule CSS ta sử dụng .efgh làm selector.
  • Ngoài ra, selector nâng cao sẽ phối hợp giữa các thứ trên.

Giới thiệu một số thuộc tính, giá trị thường dùng

Có đến hơn 200 thuộc tính trong phiên bản CSS3. Ngay cả những người làm web kiếm cơm hàng ngày cũng không thể nhớ xuể. Bạn cần tra cứu khi dùng.

(*) Nếu tiếng Anh đủ tốt hoặc không ngại tra từ điển, bạn chỉ cần gõ Google như sau: background CSS properties, font css properties, color css properties… hoặc những thứ mà theo bạn chúng xuất hiện trong việc mô tả trang web.

Tiếng Anh chưa đủ tốt, thì dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh rồi làm như (*) bên trên. Bạn có hiểu ý KACBT muốn nói không? Ví dụ bạn gõ: cỡ chữ tiếng Anh là gì vào Google tìm kiếm, tra được từ font size, bạn nhập font size CSS vào Google là ra cái bạn cần đọc. Hoặc bạn muốn màu sắc đô

Dù sao, cũng duyệt xem qua danh sách > 200 thuộc tính đã kể trên.

Quy ước viết mã CSS đã được đề cập trước đây, bạn cứ theo đó.

Thuộc tính liên quan đến lề, khoảng đệm

Một khối được biểu diễn như sau:

2 khối: khối 1 nền vàng, khối 2 nền xanh lục

Thuộc tính liên quan đến văn bản

Một dòng chữ được viết bên trong một khối sẽ có các thuộc tính canh lề: trái (mặc định), phải (right), giữa (center), đều lề trái và phải (justify). Giờ đây, ta có minh hoạ:

File style.css có nội dung:

Nội dung file styles.css

File styles.css đặt trong thư mục css. Sau đó, nội dung file HTML ở phần HEAD có dòng kết nối đền file chứa nội dung CSS trông như này:

Dòng có số 7 có mục đích gắn CSS vào HTML

Hình minh hoạ trên chữ style.css sai, phải là styles.css

Nếu bạn vẫn chưa hình dung ra file HTML của mình trông thế nào, sau đây là toàn nội dung:

Toàn bộ nội dung HTML

Hình minh hoạ trên cũng sai, phải là styles.css, không style.css

Kết quả khi xem trên trình duyệt Web, trông không khác chút nào so với:

Kết quả của việc áp các rule (luật) CSS cho element

Chúng ta dễ dàng thấy rằng các luật CSS được viết trong file styles.css luôn có các dấu chấm đứng đầu: .hop-chua, .canh-giua, .canh-phai, .canh-deu-hai-le. Tuy nhiên, khi những định nghĩa này được áp dụng vào file HTML dưới dạng giá trị của thuộc tính class, ta không thấy dấu chấm xuất hiện nữa. Lúc này, chỉ còn là: class=”canh-giua”, class=”canh-phai”, class=”canh-deu-hai-le”

Ở đây, không có .canh-trai vì mặc định một đoạn văn trong khối được canh trái. Nhưng không cấm bạn thực hành việc tạo ra một rule có text-align: left.

Thuộc tính liên quan đến vị trí khối, kiểu hiển thị

Thành tố HTML (tức element) luôn có một giá trị hiển thị mặc định tuỳ thuộc element đó thuộc loại gì. Có hai giá trị hiển thị: block (khối) và inline (trong dòng).

Các element cấp khối (block-level elements): luôn bắt đầu một dòng mới và mặc định trình duyệt web sẽ thêm một khoảng hở nhỏ (margin) trước và sau khối.

Một block-level element luôn chiếm hết chiều rộng của khối cha mẹ. Có hai element thông dụng để tạo ra một khối văn bản đó là DIV, P. Ngoài 2 element thông dụng vừa kể, các element sau cũng thuộc nhóm block-level.

Các element có kiểu hiển thị mặc định là block

Trong khi đó, có vài element thông dụng như A, IMG, SPAN lại là inline-level element. Nói cách khác, chúng nằm trong dòng, không chiếm một “khoảng trời riêng” ở nơi chúng xuất hiện. Bạn hãy xem lại các bài trước, ở nơi có xuất hiện những element vừa liệt kê để thấy. Sau đây là những element mặc định có kiểu hiển thị là inline:

Các element có kiểu hiển thị mặc định là inline

Để rõ thêm, bạn sử dụng đoạn mã sau đây vào file HTML của bạn để thấy DIV rõ ràng là một block, còn SPAN là một inline:

DIV đại diện cho block, SPAN đại diện cho inline

Một khối bình thường xuất hiện trên trang HTML sẽ có position (vị trí) mặc định là static. Nghĩa là bạn không cần phải viết:

Mặc định trình duyệt hiểu position của một khối là static

Tương tự như vậy, với thuộc tính display, trình duyệt sẽ mặc định ngầm hiểu hoặc block hoặc inline tuỳ theo element thuộc nhóm block hoặc nhóm inline như đã đề cập ở trên. Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể thay thế thuộc tính display của một element từ inline sang block (trong thực tế, thường thấy với thẻ A, IMG) hoặc từ block sang inline (trong thực tế, thường thấy với thẻ LI).

Ngoài ra, thuộc tính display còn nhận các giá trị: inline-block, contents, flex, table,.. Bạn có thể tham khảo danh sách đầy đủ các giá trị của thuộc tính display.

Thuộc tính liên quan đến viền của khối

Viền khối có hai thuộc tính được sử dụng đó là borderoutline. Bạn sẽ thấy được sự khác nhau giữa border và outline:

Đoạn này trong file CSS style.css của bạn.

Trong khi đó, trong file HTML bạn sẽ có đoạn mã:

Đoạn này đặt trong file HTML

Sau khi save lại 2 file HTML và CSS, bạn có được kết quả:

Kết quả cuối cùng khi F5 refresh lại trang web

Bài tập:

  1. Đọc bài này bạn có phát hiện ra lỗi gì không? Gợi ý: lỗi liên quan đến file CSS, nếu bạn vẫn chỉ có một file bai6.html để thực hành, bạn có thể cảm thấy có đến 2 file CSS là styles.css và style.css. Chúng tôi cố tình viết lúc thì styles, lúc thì style để xem bạn xử lý việc này như thế nào. Hãy cho chúng tôi biết cách xử lý của bạn để chúng tôi nắm được bạn có hiểu bài hay không.
  2. Hãy thử thay đổi display mặc định của element: từ block sang inline hoặc inline-block hoặc ngược lại từ inline sang block rồi F5 nạp lại trang, quan sát, rút ra nhận xét.

Bài 7: áp dụng CSS vào web trà sữa


Chuyện gì nếu một trang web toàn HTML, không có CSS? Tui lượm được trên mạng thay lời giải thích.

Khi chỉ có HTML và khi đã thêm CSS.

Bài 5: trang web kết hợp hình, bảng biểu, biểu mẫu

Bài này đã có khá dồi dào những thẻ đã biết, chưa biết nhưng tra cứu dễ dàng, cách để biến thẻ (tag) thành element (phần tử/ thành phần) là như thế nào. Nào, giờ ta thử làm một trang web về trà sữa nghe cho có vẻ gì đó thơm ngon, hấp dẫn nhỉ?

Tham khảo các thẻ HTML để có thể tra cứu, sử dụng trong bài này.

Làm một giao diện truyền thống, đơn giản

Vì chúng ta tự học làm web, mang tính chất chơi là chính chứ không phải khắt khe tiêu chuẩn công nghiệp nên không có sẵn file PSD của bộ phận thiết kế chuyển qua để “cắt CSS”.

Thực hành cách viết mã HTML là chính, vì vậy, bạn chưa cần tốn thời gian công sức vào làm giao diện như các template thương mại.

Giao diện 1 trang web đơn giản, thập niên 1990s.

Phân tích về bố cục (layout) của trang, nhận thấy:

  1. Phần tiêu đề trang (header): lúc này còn làm đơn giản, chỉ có một dòng chữ Trà sữa Ánh Sao. Phần này thường hay cố định, trên website có nhiều trang thì các trang khác nhau đều có chung header.
  2. Phần tiếp theo có 3 cột (column): cột bên trái, bên phải có tên gọi chung là thanh lề (sidebar). Gọi riêng từng cột: cột có chữ Menu gọi là thanh lề trái (left sidebar), cột bên phải có 2 khung/ khối bên phải gọi là thanh lề phải (right sidebar). Hai khối bên trong cột bên phải gọi là khối (block) hoặc hộp (box). Cột chính giữa có hình thức uống được gọi là cột nội dung (main column hoặc content column).
  3. Phần cuối cùng của trang/ chân trang (footer): phần này thường có những thông tin gì, bạn tự quan sát các trang web khác để học tập. Ở đây chỉ giải thích gọn: khá giống với phần header, phần này thường giống nhau ở những trang web trong cùng một website.

Người ta cũng có thể phân tích theo cách có 4 phần: header, sidebar, main, footer, thay vì KACBT gom các cột thành một phần như trên.

Tới đây, bạn bỗng nhận thấy trong khi làm web, có rất nhiều từ vựng tiếng Anh cần phải biết, phải ghi nhớ, học thuộc. Một thành phần trên trang (page) có thể gọi bằng nhiều tên khác nhau đến mức ngay cả những người làm web có khi trao đổi với nhau cũng cảm thấy bối rối cho đến khi chỉ trực tiếp vào màn hình hoặc vẽ ra giấy.

Bạn hãy cố nhớ những từ, cụm từ, ngữ liệt kê trên. Chúng tôi sẽ thường xuyên lặp lại để giúp bạn dễ nhớ hơn, khi nhớ từ bạn mới tra cứu Google được, tìm được bài đọc chuyên sâu hơn.

Có nhiều bạn thường lên Facebook, các diễn đàn phàn nàn rằng anh ấy/ cô ấy đang gặp khúc mắc một vấn đề nhưng không biết từ khóa để tra cứu, ai đó giúp giùm đi. Nguyên nhân của việc này là vì họ… lướt đi quá nhanh, học mọi cái theo kiểu “cưỡi máy bay ngắm hoa” khiến trí não chưa kịp ghi nhớ một số thứ cần nhớ, khi cần đến đành bó tay, đi hỏi đợi người ta trả lời. Hóa ra, nhanh thành chậm vậy, thật là “dục tốc bất đạt”.

Trang web có đội dài khác với trang giấy, nó không chỉ gói gọn trong vùng một màn hình mà có thể cuộn trang. Phần giao diện mẫu trên chỉ thể hiện phần nạp trong khung màn hình ban đầu.

Bài này sẽ có thêm những phần không có trên giao diện: bảng liệt kê các món theo mùa, form đặt món ở phần MAIN.

Chuyển giao diện trên thành các tag, element

Trước đây, thời KACBT mới học làm web, thời đó người ta cứ dùng DIV cho mọi khối trên trang web. Ngày nay, ai làm vậy chứng tỏ rằng hoặc ẩu, hoặc bảo thủ hoặc làm biếng cập nhật kiến thức.

Ngay lúc này, bạn phải xác định rằng áp dụng ngay các thẻ Semantic Web vào thực tế. Tránh dùng thẻ một cách bản năng, theo thói quen vì không tốt về Accessibility.

Các máy tìm tin đánh giá thấp các trang web dùng thẻ vô tội vạ. Đó là nguyên nhân nhiều người cứ thường xuyên than vãn vì sao trang web họ không thể tìm thấy trên Google, làm SEO các kiểu, tốn mớ tiền nhưng vẫn chìm nghỉm tận đâu.

Bạn sẽ tự gõ lại mã HTML, trong phần BODY, file bai5.html của bạn, theo hình lần lượt:

Phần Header dùng thẻ HEADER, bên trong có tiêu đề H1

Phần có 3 cột sẽ được bọc trong 1 DIV:

Một DIV bọc 2 thẻ ASIDE, 1 thẻ MAIN

Tự phát triển mã cho đầy đủ. Cứ lần lượt theo thứ tự giao diện như đọc sách: từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Hiển nhiên, mã HTML bạn viết trong file HTML sẽ chỉ có từ trên xuống dưới, chứ không thể làm thanh các khối giống như trên hình.

Khi xem trang, nếu ở bài này mà bạn vẫn chưa hiểu rằng tại sao nó vẫn chưa đẹp. Chữ, đoạn văn, hình cứ hàng dọc từ trên xuống dưới, không giống tí gì giao diện trên. Bạn thử quay về Bài 1 để nhớ lại chúng tôi đã giải thích, từ từ rồi trang web sẽ phong phú, đẹp đẽ lên.

Chi tiết hóa thêm từng khối một bên trong DIV 3 cột

Nhắc lại cho nhớ: một thẻ (tag) khi được viết hoàn chỉnh có thẻ mở, thẻ đóng, kèm các attribute thì được gọi là một thành phần/ phần tử (element). Trong DIV chứa 3 element:

ASIDE đầu tiên:

Thẻ ASIDE đầu tiên, bên trái
ASIDE có chứa 2 phần tử con là H2, UL

Thuộc tính class=”left-nav” là để chuẩn bị cho những bài sau khi ta học đến CSS.

Thẻ UL khởi tạo danh sách không thứ tự, mỗi thẻ LI là mỗi mục trong danh sách. Trong thẻ LI ta có dùng thẻ A mục đích để tạo liên kết, khi click chuột vào mục sẽ ra chi tiết về món.

Hiện nay chưa có trang hoặc URL nào để thẻ A trỏ đến, người ta dùng href=”#” tạm, sau này điền URL thay vào dấu #

Bóng đèn, mẹo hay Nếu bạn muốn tạo danh sách có thứ tự, thay UL bằng OL

Ngay sau thẻ đóng ASIDE, tiếp tục đến MAIN, đây là một thẻ tương đương DIV nhưng ám chỉ rằng nơi đây đích thị là nội dung chính của trang web.

MAIN có đoạn mã gần như sau:

Thẻ main HTML
Mỗi dòng có 3 hình ảnh thức uống

Vùng khoanh màu đỏ trên hình là 1 đoạn mã đại diện, KACBT không viết thay bạn mọi thứ. Bạn tự tạo thêm 2 bản giống vậy ngay bên dưới, sửa giá trị thuộc tính cho phù hợp để cuối cùng có tổng cộng 3 dòng, mỗi dòng 3 hình, tức 9 hình đầy đủ như minh họa ở hình layout.

Hình 1 đến hình 9 (các file cup1.png, cup2.png,… ở thẻ IMG) bạn tự tìm kiếm hình ảnh trên Internet. Tải ảnh về, chỉnh kích cỡ cho các ảnh để mỗi ảnh không rộng quá 320 pixel. Lý do: ảnh rộng khiến cho màn hình desktop không chứa nổi 3 ảnh theo chiều ngang, mobile bị tràn lề.

Gợi ý từ khóa tìm kiếm: bubble tea images

Tui vừa học thêm được 2 thẻ mới bữa giờ chưa biết:

  1. Thẻ FIGURE để đóng khung hình lại giống như tranh treo tường ở nhà bạn vậy. Bên trong sẽ có tranh vẽ trên nền chất liệu vải hoặc giấy. Hoặc dễ hình dung hơn, bức hình minh họa trong sách, báo. Bản thân FIGURE chỉ là khung tranh, bạn phải có thẻ IMG bên trong, nếu cần có lời ghi chú cho hình ảnh thì dùng thêm thẻ FIGCAPTION, nếu không ghi chú gì thì khỏi có FIGCAPTION.
  2. Thẻ FIGCAPTION để có dòng ghi chú cho hình ảnh bởi thẻ IMG đang là anh chị em cùng cấp với FIGCAPTION trong cùng cấp cha mẹ FIGURE.

Quái, tại sao lại đẻ thêm ra FIGURE, FIGCAPTION chi cho rắc rối sự đời? Chỉ cần IMG với thuộc tính alt, title là đủ để dàn hình cho đẹp rồi?

Một lần nữa, KACBT muốn nhấn mạnh: bất cứ thẻ HTML nào được tạo ra cũng có mục đích của nó, thẻ FIGURE giúp bổ sung tính ngữ nghĩa cho thẻ IMG, nó cũng không chỉ dùng để chứa IMG bên trong, bạn có thể tự Google tham khảo thêm.

Việc tham khảo danh sách các thẻ, áp dụng trong khi làm web chính là sự sáng tạo của người làm web. Một kết quả trình bày lên trên trang web có nhiều cách làm khác nhau. Đó chính là sự thú vị của thế giới HTML, web.

TABLE thuộc về (con của) MAIN sẽ là một bảng đơn giản. Kết quả như hình:

Thẻ table có THEAD, TBODY, CAPTION.
Lần này TABLE có thêm CAPTION

Bạn nhìn hình trên, suy nghĩ và thử viết mã HTML, sau đó đối chiếu với mã:

Bảng biểu có dùng caption
Đoạn mã TABLE có CAPTION

Giờ đây, khi khách hàng nhìn qua vài thứ hấp dẫn trên trang web của bạn, họ muốn đặt món ngay. Bạn hãy đáp ứng nhu cầu này ngay tức thì bằng cách dùng form, gợi ý sau:

Form đặt món ăn vặt, trà sữa online
FORM đặt món online

Mô tả cách làm một cách thô sơ để bạn thử làm: đầu tiên tạo thẻ FORM. Bên trong FORM tạo ngay FIELDSET. Bên trong FIELDSET tạo ngay LEGEND có dòng text Form đặt món. Đóng LEGEND ngay.

Vẫn còn đang trong FIELDSET làm tiếp các LABEL, INPUT (có các type=”text”), SELECT (có tag con là OPTION), cuối cùng là nút Đặt món có thể chọn INPUT hoặc BUTTON đều được, nhưng nhớ type=”submit thì nút bấm mới có tác dụng gửi thông tin.

Đối chiếu mã bạn tự viết với mã dưới:

Mã HTML của FORM hoàn chỉnh

Đoạn mã trên do KACBT kèm một ngươi trực tiếp làm, bạn có phát hiện ra sai sót vì thích nhanh nên làm kiểu copy & paste khi chưa đủ độ tinh thông?

Bạn hãy sửa lại giúp ở thẻ SELECT giờ giao hàng, name lúc này không thể là item được, phải đổi thành time hoặc gì đó khác vì nó trùng với gọi món trên, khi gửi FORM sẽ mất thông tin.

Thuộc tính maxlength=”số nguyên” quy định độ dài tính theo byte (theo chuẩn UTF-16) mà INPUT chấp nhận. Để tránh những người duyệt web ác ý (nhưng không đủ trình độ để dùng công cụ khác trình duyệt web) nhập dữ liệu rác, dài lê thê lên server, bạn nên đặt maxlength để trình duyệt loại bỏ những thứ dài dòng.

Hôm trước, chúng ta có biết thuộc tính size của INPUT. Size là để chỉ số ký tự có thể hiện lên màn hình, hiểu đơn giản đó là độ rộng khi xem INPUT trên màn hình. Còn maxlength là sức chứa dữ liệu của INPUT, tính theo byte. Trong thực tế, dòng chữ dài vượt khỏi phạm vi màn hình là hết sức bình thường.

Biểu tượng cảnh báo Thuộc tính id, name không được chứa giá trị trùng nhau (trừ name sử dụng cho RADIO). Nghĩa là nếu đoạn mã bên trên đã có id=”gia-tri-a” thì đoạn dưới không được id=”gia-tri-a” nữa, mà phải id=”gia-tri-khac”. Với name, tương tự như id. Dễ hiểu hơn, trong 1 danh sách không được có 2 thành viên trùng số điện thoại di động, trùng số CMND.

ASIDE thứ 2 (sau này sẽ thành cột bên phải, còn giờ nó cứ nối đuôi MAIN mà thôi)

ASIDE lề phải có 2 khối DIV con

Gần giống với ASIDE đầu tiên đã đề cập trước, chỉ khác rằng bây giờ được chia làm 2 khối DIV. Khối đầu tiên là để dành cho Ưu đãi, khối thứ hai dành cho Giải trí.

À há, bạn có kịp phát hiện ra đoạn mã trên thiếu gì đó? Hãy bổ sung H2 làm tiêu đề cho mỗi khối nhé.

Đến đây, chúng ta đã hoàn thành phần phức tạp nhất của trang web rồi. Nếu tóm tắt mã gọn lại sẽ trông như này:

Hoàn chỉnh phần 3 cột
Mã HTML được lược bớt để xem tổng quát

Phần chân trang (footer)

Phần này đơn giản, chẳng có gì đáng nói chỉ có điều là thay vì dùng thẻ P hoặc H1 đến H6 như thường dùng, kết hợp một thẻ mang tính ngữ nghĩa ADDRESS.

Phần footer trang web
FOOTER quá đơn giản.

Cũng để ý rằng thuộc tính href của thẻ A như trên là để người truy cập có thể click vào số điện thoại sẽ mở chức năng gọi điện ra, thuận tiện gọi ngay mà không phải ghi nhớ rồi nhập số gọi thủ công.

Tạm hoàn tất việc “viết mã thô” cho trang HTML của chúng ta. Mở trình duyệt lên, bạn sẽ thấy tất cả xếp hàng dọc dài, nếu ảnh không xuất hiện, cần kiểm tra lại đường dẫn để sửa.

Giải thích việc xuất hiện thuộc tính class

Khi học về CSS ta sẽ hiểu rõ hơn về thuộc tính class. Hãy cứ gọi là class luôn nhé, vì KACBT cảm thấy chữ dùng chữ “lớp” có gì đó tối nghĩa, từ khác là từ nào trong tiếng Việt vẫn chưa nghĩ ra.

Thuộc tính này sẽ có giá trị là một hoặc nhiều tên class (classname) sẽ dùng làm selector khi viết các rule bên CSS.

Để dễ hình dung, bạn đang đứng trần truồng, và bốc từng món đồ mặc vào người, những cái đó nếu viết theo ngôn ngữ HTML trông như sau:

Giải thích về class phần 1
Giá trị của class tự đặt, miễn đúng quy cách tên gọi trong HTML

Theo như hình trên, người ta nói thẻ NGƯỜI có 1 classnameáo. Tương tự, ta có thể có thêm các classname khác, chúng cách nhau bằng 1 khoảng trắng.

Giải thích về class phần 2
Classname áo, quần cách nhau bằng khoảng trắng

Khi class chứa nhiều giá trị, gọi là Multiple Classes.

Chìa khóa ghi nhớ Classname phân biệt chữ HOA, chữ thường nên phải hết sức cẩn thận. class=”my” khác class=”My”

Minh họa một classname phức tạp.
Multiple classes

Kết thúc bài này: khi viết CSS thì classname sẽ có dấu chấm đứng kề trước nó. Ví dụ ở đây ta có class=”zone-heading” thì khi viết CSS sẽ có .zone-heading

Bài tập thực hành mở rộng vấn đề

Phần MAIN hãy còn rất sơ khai với 9 cái hình đứng chơi vơi mà thôi. Bạn hãy làm cho nó thêm nhiều thứ cho ra một trang dài dài. Ví dụ:

  1. Dùng TABLE tạo một bảng các món uống dành cho mùa hiện tại, ngay trước phần form đặt món.
  2. Thêm một vài hình ảnh chụp quán ngay sau phần đặt món cho đẹp.
  3. Làm phần “Nhận xét của khách hàng”, đơn giản là làm một DIV, bên trong có chứa 1 IMG để avatar nhỏ của khách hàng, 1 P để ghi lời nhận xét.
  4. Tự thêm vào phần MAIN hoặc ASIDE những gì bạn cảm thấy cần thêm để khách hàng dễ truy cập hơn khi ghé vào trang chủ.

Đừng quên tham gia thảo luận bài này.

Bài kế tiếp Bài 6: lý thuyết về Cascading Style Sheets.

Bài 4: trang web có biểu mẫu

Các đơn từ làm sẵn trên giấy có để chỗ trống để điền được gọi là biểu mẫu (form). Trong tài liệu HTML cũng thường hay dùng biểu mẫu để nhận thông tin từ người dùng.

Tạo một biểu mẫu đơn giản

Dùng thẻ FORM để khởi tạo một biểu mẫu. Bên trong biểu mẫu này sẽ dùng các thẻ LABEL để ghi lời nhắc cho mục cần điền, và thẻ INPUT chính là chỗ để điền thông tin.

Hình 1. Form đơn giản với 3 trường INPUT

Form ở trên chưa có nút gửi, nên chỉ có thể điền thông tin xong, ngắm nhìn mà không làm gì được thêm. Chúng ta sẽ lần lượt làm nó hoàn thiện hơn.

Các thuộc tính của FORM

Form thường có 2 thuộc tính đi kèm:

  • Thuộc tính action thường kèm giá trị là một địa chỉ URL để thông tin form gửi đến địa chỉ đó xử lý. Thông thường, giá trị là một file cùng domain với file HTML chứa form. Ví dụ: action=”save.php”. Người làm web tĩnh không cần biết về việc xử lý dữ liệu thế nào. Việc đó dành cho người lập trình xử lý ở phía server (server-side hoặc back-end). Giá trị action cũng có thể là một URL trỏ tới một dịch vụ chuyên xử lý form bên ngoài, nhưng gần đây sẽ hiện cảnh báo đến người dùng khi gửi form.
  • Thuộc tính method, nếu bản chất việc gửi một mẩu thông tin ngắn lên để yêu cầu truy vấn về một lượng thông tin lớn hơn từ web server (ví dụ như form tìm kiếm Google, tìm kiếm/ lọc thông tin ở các trang web báo chí, thương mại điện tử) thì ta dùng method=”get” . Nếu ta gửi nhiều trường thông tin, có upload file, ta dùng method=”post”

Từ nay trở đi, mỗi khi tạo mới 1 biểu mẫu, hãy nhanh tay nhập nội dung sau:

Khi tạo FORM chưa xác định method, không có upload file

Nếu FORM có upload file, dùng mẫu sau:

FORM có trường input kiểu file

Các trường INPUT trong FORM

Hầu hết các thẻ đều có thể đặt bên trong một FORM. Các thẻ như DIV, P, SPAN,… này nọ để hiển thị các dòng chữ, các hướng dẫn giúp cho việc điền form được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, có những thẻ sau đây bạn cần biết vì đây chính là nơi để thực sự nhận thông tin/ dữ liệu người dùng nhập vào hoặc thẻ đó chỉ nên dùng bên trong form để trang trí, định dạng form.

Thẻ INPUT: thẻ này là thẻ dùng chỉnh để tạo hộp chữ nhật (textbox) cho phép nhập dữ liệu. Thẻ INPUT thường có các thuộc tính id, class, title (là những thuộc tính không đặc trưng riêng cho INPUT), và các thuộc tính (attribute):

type: chấp nhận các giá trị text, email, radio, number, tel, submit, button, hidden…. Trong đó, giá trị text chiếm phần lớn. Ví dụ: <input type=”text” name=”area”>. Một khi type=”hidden” đây là một điều khá đặc biệt, INPUT sẽ không có biểu hiện gì hiện ra trên màn hình nhưng nó vẫn có thể chấp nhận value=”giá trị”. Điều này thật quý giá khi người làm web cần gửi những thông tin để server xử lý, mà những thông tin này người sử dụng bình thường không cần quan tâm, không cần nhìn thấy. Chúng ta sẽ rõ điều này khi học căn bản về lập trình server-side (còn gọi là back-end).

name: chấp nhận giá trị là một tên hợp lệ (tra cứu ID and NAME tokens), bắt đầu luôn bằng ký tự. Nếu FORM được sử dụng đúng, không dùng kỹ thuật AJAX để gửi form, các trường INPUT luôn có name để việc gửi thông tin lên server giúp cho bên lập trình có thể lấy được thông tin. Giá trị của name nên đặt trùng với giá trị của id (nếu id không chứa dấu gạch ngang) để dễ đọc mã, gỡ rối. Ví dụ: <input id=”family” type=”text” name=”family”>

value: chấp nhận giá trị rỗng hoặc giá trị mặc định tạo trước hoặc được nạp từ server với những input có giá trị định sẵn ban đầu. Khi INPUT không có value đồng nghĩa với value=”” (có giá trị rỗng). Ví dụ: <input id=”phuong-tien” type=”text” name=”phuong_tien” value=”Xe máy”>. Giá trị của value có thể là kiểu số, kiểu chuỗi, tiếng Việt/ Anh đều được tùy theo type là gì, nếu type là email thì phải đúng cú pháp của email, nếu type là number thì số nguyên âm, 0, số nguyên dương.

size: chấp nhận giá trị là một số nguyên, mỗi số xấp xỉ với độ rộng của một ký tự, chỉ định độ rộng của hộp chữ nhật, ngày nay ít dùng thuộc tính này vì sẽ định dạng bằng CSS cho độ chính xác đến từng pixel cao hơn. Ví dụ: <input type=”number” name=”year” size=”8″>

required: đây là thuộc tính không có giá trị, bản thân của nó chính là giá trị. Những trường INPUT nào bạn muốn rằng người dùng buộc phải điền hoặc chọn thông tin mà không được bỏ trống/ bỏ qua thì bạn chỉ cần có thuộc tính này, nghĩa là “bắt buộc phải có” (hoặc được yêu cầu). Ví dụ, để liên lạc được thì phải có số điện thoại: <input type=”tel” name=”phone” required> để người dùng buộc phải điền số điện thoại.

placeholder: trước đây, khi HTML phiên bản 4, người ta phải dùng giá trị tạm, title các kiểu để gợi ý người dùng biết nhập thông tin. Ngày nay, placeholder giúp bạn điền gợi ý. Ví dụ: <input type=”text” name=”hoten” placeholder=”Nguyễn Văn Thành”>

Thẻ INPUT là một trong những thẻ thuộc loại rắc rối, phức tạp nhất trong HTML. Cần phải thực tập nhiều để quen, làm chủ được nó.

Chìa khóa ghi nhớ Luôn có thuộc tính name cho INPUT. Ngay khi tạo thẻ INPUT hãy name=”ten” ngay để không sai sót.

Một FORM hơi phức tạp

Giờ đây, chúng ta có một FORM khác, phức tạp hơn:

Mã HTML của một FORM có chút phức tạp

Kết quả tạo ra biểu mẫu form từ đoạn mã trên:

Bấm nút Gửi đăng ký ở trang web từ mã do bạn viết xem sao

Vài dòng giải thích để bạn hiểu thêm về đoạn HTML khá dài trên:

  • Thẻ INPUT khi có type=”radio” hiện lên nút tròn để chọn.
  • Thẻ LABEL có thể đứng trước hoặc đứng sau INPUT đều được tùy theo bố trí sao đó cho đẹp. Với các INPUT có type=”radio”, type=”checkbox”, đặt LABEL phía sau sẽ phù hợp hơn, còn lại các INPUT khác, LABEL phía trước.
  • Khi INPUT có type=”radio” thì phải có ít nhất 2 cái trở lên (khi click chỉ chọn 1 mà thôi) trong cùng FORM thì mới có sự chọn lựa. Lúc này name của các radio này phải có giá trị trùng nhau.
  • Khi INPUT có type=”checkbox” sẽ hiện lên hộp vuông, và có thể click chọn nhiều mục khác nhau, các name không đặt cùng tên như radio.
  • Nên viết đầy đủ là <label for=”id-của-input”>Gợi ý cho INPUT</label> : tại sao nên viết kiểu này mà không dùng các thẻ như P, SPAN? Lý do: 1 web được làm tốt cần hỗ trợ “Web accessibility” cho phép những người có khuyến tật về mắt sử dụng trình duyệt đọc hiểu được mục đang xem là gì. Đây là một vấn đề nhân văn mà những người sáng chế ra Web ngay từ đầu đã khuyến khích. Ta nhớ đặt <input id=”id-của-input” type=”text”> để LABEL trỏ đúng, khớp với INPUT này.
  • Viết <label>Mục input</label> là cách làm ẩu, không chuẩn. Ta dùng cách <label for=”id-của-input”>Mục input</label> hoặc ta đặt INPUT bên trong LABEL như sau: <label>Họ và tên <input type=”text” name=”hoten” size=”20″></label>

Hãy tự sửa code sai chúng ta vừa tạo ra

Khi học đến đây, bạn chợt phát hiện ra rằng KACBT dạy bậy bạ. Nhất là ở Hình 1 ở đầu bài đã dắt bạn đi sai bậy bạ mất tiêu rồi. Thực sự, việc sai sót rất bình thường, trong quá trình học người học cần phải tham khảo vài nguồn khác nhau, thực hành nhiều, có lúc phải “cãi lại thầy” mới mong tiến bộ.

Nếu bạn đọc bài và làm theo, sai đúng thế nào cũng mặc kệ, bạn sẽ rất khó tiến bộ. Đó là điều KACBT muốn truyền tải qua bài này.

Bóng đèn, mẹo hay Tham khảo danh sách đầy đủ các type của INPUT.

Tự học thêm khi FORM có thêm các trường món khác

Hãy tra cứu cách sử dụng FIELDSET, LEGEND, INPUT có type=”file”, BUTTON, TEXTAREA cho FORM của bạn. Tạo ra ít nhất 5 FORM khác nhau, mỗi FORM có độ 5-7 trường để thực hành.

Thảo luận ở diễn đàn dành cho bài này.

Bài 3: trang web có bảng biểu

Kẻ khung, bảng biểu là một việc thường thấy trong nhiều loại tài liệu khác nhau. Do đó, bảng biểu dùng thẻ TABLE cũng là một thứ thường sử dụng đến trong tài liệu HTML.

Tạo ngay một bảng đơn giản

Mô tả: dùng thẻ TABLE để tạo bảng, nhưng bản thân thẻ này không là gì nhiều, bên trong nó phải có thẻ TR, TD để tạo ra các dòng, cột.

Một bảng đơn giản, thô sơ nhất

Khi xem kết quả, nhìn lại code, sớm nhận ra các thẻ TR để tạo dòng, các thẻ TD để tạo cột. Lúc này, các dòng có số lượng cột bằng nhau. Muốn bao nhiêu dòng có bấy nhiêu cặp thẻ mở, đóng TR.

Thử cải tiến bảng trên bằng cách thêm cột Stt (số thứ tự) nằm trước cột tên, cũng thêm vài người nữa vào danh sách và đó đánh số thứ tự bạn nhé. Kết quả như sau:

Sau khi thêm cột Stt

Ở trên là để tạo bảng đơn giản, ít phải trang trí gì cho bảng. Những bảng biểu đầy đủ, phức tạp hơn, có thể có tiêu đề khác màu chữ, màu nền, chân bảng cũng khác. Ta cần phải sử dụng một TABLE đầy đủ.

Một table hoàn chỉnh cần phải có phần thead, tbody, tfoot

Trong thực tế, chỉ cần có thead, tbody là đã khá đầy đủ nếu không có phần tfoot cũng không sao. Nhưng nếu có nhu cầu in ấn khi bảng dài, có đầy đủ các phần sẽ giúp cho thuận lợi.

Một Table đầy đủ sẽ có đoạn mã như này

Về sau, khi học nâng cao thêm về TABLE, thêm thẻ cần dùng đến như COL, COLGROUP, CAPTION.

Một table có cột (column) được ghép

Để ý dòng TD có thuộc tính colspan kèm giá trị để thấy rằng ghép bao nhiêu cột với nhau.

Bảng có 2 cột ghép làm 1

Một table có dòng (row) được ghép

Tương tự, trong bảng người ta có thể ghép dòng với nhau. Xem mã sau:

Sử dụng thuộc tính rowspan để ghép dòng

Cần chú ý: sau khi ghép dòng, dòng tiếp theo số cột giảm đi 1.

Bạn có thể tự thực hành ghép dòng, ghép cột trên cùng một TABLE như bài tập thực hành.

Tham gia thảo luận để hiểu bài hơn, làm được các bảng biểu phức tạp hơn.

Bài 2: trang web có hình ảnh

Chuẩn bị thực hành bài này: bạn mở thư mục D:\xampp\htdocs và tạo một thư mục images bên trong htdocs.

Chuẩn bị hình ảnh

Click chuột phải lên từng hình ảnh bên dưới, chọn Save image as và đưa ảnh vào thư mục images vừa tạo.

Hình ảnh cây ớt trái tròn
Cây thần kỳ có trái tạo ra điều kỳ diệu
Cây trầu bà trong hũ nước
Cây trầu bà trồng trong chậu thủy tinh

Viết mã HTML để hiện hình ảnh

Soạn đoạn mã như sau vào BODY của bai2.html

Nội dung web có 3 hình ảnh

Xem file bai2.html bằng trình duyệt. Bạn có nhận xét gì? Lần lượt 3 hình ảnh “nối đuôi nhau” hiện lên, kèm với dòng chữ ngay bên trên hình ảnh cho biết đó là loại cây nào.

Vẫn còn gì đó rất thô sơ, chưa hình hài trang web bạn thường thấy. Sẽ phải đến bài 6 chúng ta mới có thể bố cục lại trang, giờ chủ yếu học cách sử dụng các thẻ cho thuộc bài một chút.

Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể phóng to, thu nhỏ, bóp méo hình ảnh bằng cách thay đổi giá trị width, height của hình ảnh. Hãy thử thay đổi để xem sự thay đổi.

Việc thay đổi kích thước ảnh kiểu này không được khuyến khích bởi vì sẽ làm cho trình duyệt xử lý vất vả, trang web không được đánh giá cao. Nhưng đây vẫn là cách nhanh nhất cho người làm nghiệp dư, không rành phần mềm xử lý ảnh hoặc không muốn tốn thời gian chỉ để nhanh chóng có trang web phục vụ cho việc gấp gáp.

Nếu chỉ muốn thay đổi kích thước một chiều, còn chiều kia tự động tỉ lệ theo, bạn chỉ cần thay đổi giá trị của hoặc width hoặc height, giá trị của width hoặc height tương ứng với nó trống (tức là hai dấu nháy kép đứng cạnh nhau không có gì bên trong, ví dụ: height=”” )

Thêm thuộc tính gì đó cho hình ảnh

Sau thuộc tính alt, thử thêm thuộc tính title. Ví dụ: title=”Giá bán: 80K/cây không chậu” vào 1 trong 3 thẻ IMG.

Khi rê chuột lên hình giờ đây xuất hiện một dòng. Ngạc nhiên chưa?

Thêm thuộc tính id cho IMG, thuộc tính này theo thông lệ nên đứng đầu tiên nhất, trước cả thuộc tính src

Kết quả sau khi thêm 2 thuộc tính trên, trông gần giống:

Thêm thuộc tính id, title cho thẻ IMGIMG

Như đã nói trước, HTML không quan trọng khoảng trắng nhiều hơn 1 ở các thuộc tính và cũng có thể ngắt dòng. KACBT ngắt dòng để ảnh minh họa không quá rộng, khi bạn nhập thuộc tính title không cần phải xuống dòng như hình trên.

Thực hành mở rộng

Giờ đây, giả sử bạn muốn những người lần đầu mua cây cảnh, ít có kiến thức về cây muốn biết về cây mà bạn chưa có thời gian để viết bài giới thiệu, hãy liên kết đến bài viết bên ngoài, một nguồn đáng tin cậy là trang Wikipedia để người ta đọc bài.

Dùng thẻ A bọc thẻ IMG

KACBT chỉ minh họa một ví dụ, hai ảnh còn lại bạn tự làm. Thẻ A chỉ nên bọc trọn thẻ IMG mà thôi, không cần phải bọc thẻ BR mà cho BR nằm ngoài.

Thẻ A bọc lấy IMG để tạo thành liên kết từ hình ảnh

Thuộc tính target có giá trị _blank của thẻ A là để khi click vào hình ảnh, mở trang Wikipedia ở một tab mới của trình duyệt web.

Thêm thuộc tính loading cho IMG

Thẻ IMG trong thực tế có thể tải về những ảnh có kích thước khá lớn mà không thể giảm bởi vì chất lượng ảnh thể hiện ấn tượng với sản phẩm/ dịch vụ được cung cấp như ảnh về nữ trang, đồng hồ trang phục cưới, đồ nội thất cao cấp,… ta cần áp dụng thuộc tính loading đi kèm giá trị lazy.

Cách làm: sau thuộc tính alt, bạn thêm loading=”lazy” là xong. Như hình:

Việc này gọi là Native Lazy Loading

Chúng ta chỉ có 3 ảnh và nếu nằm gọn trong một khung màn hình đầu tiên thì áp dụng loading=”lazy” chủ yếu để thực hành.

Trong thực tế, bạn chỉ nên áp dụng với IMG nằm ở trang màn hình thứ hai trở đi, vì nếu đặt ngay ở trang đầu, người truy cập sẽ không thấy ảnh nạp về.

Thuộc tính usemap – ít dùng nhưng hữu ích

Ngay tên thuộc tính đã thấy có liên quan đến bản đồ. Thuộc tính này hữu ích trong việc bạn có một cái ảnh trông như bản đồ hoặc có sự phân định giữa các vùng. Việc cắt ảnh này ra nhiều mảnh và mỗi mảnh là một thẻ A bọc IMG để người duyệt click vào tham khảo từng vùng là cái gì đó… rảnh rỗi.

Click chuột phải lên ảnh này, lưu ảnh về thư mục images

Rồi nhập đoạn code vào sau thẻ IMG cuối cùng của bạn.

Đoạn này sau IMG cây thần kỳ

Khi xem, rà chuột lên từng cây và click để xem bài về cây ấy. Dùng công cụ đồ họa để đo, tạo các vùng map trên hình rất mất thời gian ta có mẹo:

bóng đèn lóe sáng sử dụng trang web imagemap chấm org để tạo map

Giải thích: thẻ IMG có thuộc tính usemap, có giá trị trỏ đến tên của map (bản đồ), nhớ là tên bản đồ luôn có dấu # đứng trước.

Thẻ MAP dùng để định nghĩa bản đồ, thuộc tính name có đặt tên, lúc này không có dấu #. Trong MAP ta tạo ra 3 AREA có các thuộc tính target, href như ở thẻ A, alt như ở thẻ IMG, title như ở những thẻ cần rê chuột vào hiện dòng chữ tooltip.

Thuộc tính coords chỉ định vùng chữ nhật có tọa độ x1, y1, x2, y2 tính theo pixel trên ảnh ban đầu. Thuộc tính shape có giá trị rect nghĩa là vùng chữ nhật. MAP chấp nhận cả vùng đa giác, tròn, sau này nâng cao hơn chúng ta sẽ biết. Bạn có thể tham khảo.

Ở bài này, trông đơn giản vậy nhưng ta đã học/ ôn được các thẻ A, P, BR, IMG và các thuộc tính title, id, loading, usemap.

Luyện tập

  1. Trên thế giới web, có các định dạng file ảnh thông dụng: GIF, đuôi JPEG (đuôi .jpeg hoặc .jpg), PNG, các hình icon có thêm file ảnh SVG. Ngày nay có thêm các định dạng mới như WEBP, AVIF, HEIC đang dần phổ biến và dần được các trình duyệt hỗ trợ. Bạn hãy tìm hiểu (qua việc Google) thêm về các định dạng này để nắm được lúc nào nê sử dụng định dạng nào.
  2. Ảnh có nền trong suốt là gì? Những định dạng nào hỗ trợ hình ảnh có nền trong suốt.
  3. Tạo một usemap dùng bản đồ tỉnh của bạn sinh sống, yêu cầu: khi rê chuột lên mỗi huyện sẽ hiện tên huyện, kèm diện tích.
  4. Tham gia thảo luận để được giải đáp khúc mắc, đào sâu vấn đề.