Biểu tượng website Khó ăn cát bê tông

Tác giả: Kacbt

10 việc nên làm ngay sau khi cài đặt WordPress thành công

Ngay khi cài đặt WordPress thành công, tui cảm giác giống như vừa làm xong một căn phòng mới. Việc tiếp theo cần bắt tay làm ngay đó là sắp đặt mọi thứ vào vị trí của nó.

1. Kiểm tra, điều chỉnh các thiết lập chung cho WordPress

Tui sẽ hướng dẫn theo giao diện hiển thị font chữ bằng tiếng Anh, mục đích để bạn quen với tiếng Anh, có thể tra cứu được. Hầu như tiếng Anh ai cũng có dịp học cả rồi, đây là lúc áp dụng những gì học được, tiếng Anh trên giao diện WordPress Admin Dashboard cũng chỉ là những cụm từ, câu ngắn và dễ hiểu.

⚠ mọi điều chỉnh đều phải bấm nút Save Changes ở cuối trang, nếu không sẽ không có chuyện gì xảy ra.

1.1. Thiết lập chung/ tổng quát cho website

Cho dù bạn mới lần đầu tiên, các mục có vẻ chưa quen thuộc nhưng rất dễ hiểu, hãy tự tin điền hoặc chọn thông số theo sự đọc hiểu của bạn. Hoàn toàn không có cái gọi là “đúng”, “sai” hoặc theo lời khuyên ai đó rằng như vậy mới tốt. Không, bạn phải thử làm để học, để nắm bắt.

Vào menu Settings -> General -> cửa sổ cho phép thay đổi: tiêu đề trang chủ WordPress, đường dẫn URL đển trang chủ WordPress và trang chủ website chính nếu WordPress dùng như trang con, địa chỉ email người quản trị, ngôn ngữ chính trên website WordPress.

Thông sô chung cho WordPress
Thiết lập thông số chung cho WordPress

Chỉ có một lưu ý nhỏ đó là mục Site Language bạn cần cung cấp đúng ngôn ngữ mà nội dung trên website bạn viết. Ví dụ như trang web này có nội dung bài viết chính là tiếng Việt, tui phải chỉnh ở đó là tiếng Việt, không thể để tiếng Anh. Lý do của việc này: các máy tìm tin nhầm lẫn sẽ khiến bạn khó khăn trong việc SEO, marketing cho trang của bạn.

Việc chỉnh ngôn ngữ này làm menu của người quản trị cũng chuyển sang tiếng Việt, đây không tạo ra vấn đề gì nghiêm trọng. Người dùng chỉ cần đăng nhập, nhìn góc phải – trên của trang, truy cập hồ sơ của mình để chỉnh lại ngôn ngữ họ thích mà thôi, đó là việc của riêng họ, kể cả đang Admin, việc này không ảnh hưởng gì đến nội dung website mà vẫn đảm bảo các menu bằng tiếng Anh, dễ sử dụng.

1.2. Thiết lập liên quan đến viết bài/ xuất bản

Menu Settings -> Writing màn hình:

Thiết lập liên quan bài viết trên WordPress
Bạn có thể viết bài thông qua gửi email

Mục này chủ yếu để nguyên mà không làm gì, bạn cũng có thể chỉnh theo ý bạn. Nếu bạn là những người online từ thời mới có Internet ở Việt Nam, hoặc muốn làm gì mới lạ (theo kiểu cổ điển), hãy điền thông số email của bạn. Thông số ở đây giống như lúc bạn khai báo email trong các trình gửi email client như Outlook, Microsoft Mail, ThunderBird,… hoặc cái mà ở công ty của bạn thường dùng.

Sau khi có các thông số email, bạn thử dùng một email khác gửi bài đến địa chỉ email được khai ở đây, WordPress sẽ tiếp nhận bài. Ghê chưa? Bạn đang có cả một tòa soạn báo điện tử, một cơ quan ngôn luận trong tay luôn đó.

1.3. Thiết lập liên quan đến đọc bài viết

Menu Settings -> Reading -> màn hình:

Bạn cũng tự điều chỉnh theo ý bạn. Tui chỉ gợi ý thường thì nếu bạn không dùng WordPress với tư cách trang web viết blog đơn giản, bạn nên chọn mục static page như khoanh đỏ trên hình. Khi tìm hiểu đến mục Theme bạn sẽ thấy rằng có một trang được nhà thiết kế Theme làm đặt biệt để làm Homepage, và có thể có một trang khác để làm Posts page, 2 mục đó có ở hình trên, bạn thử ngay xem.

Số bài hiển thị mặc định của WordPress đang là 10, bạn có thể chỉnh nhiều hơn, nhưng cũng chỉ nên dùng con số chục mà không con số trăm bởi sẽ làm cho trang nạp quá chậm, người đọc mất kiên nhẫn, cũng khiến trang trông quá ngộp bỏi dài lê thê. Tương tự, mục Syndication feeds cũng vây, cũng nên để một con số nào đó tầm 20 trở lại vì mỗi lần người ta đăng ký đọc tin, một con số lớn sẽ bất hợp lý.

Cuối cùng, vì sao chọn Except thay vì để Full text? Vì người ta có thể đọc lướt qua nhiều tiêu đề nội dung đầu mỗi bài thay vì lướt qua hàng loạt bài dài ngoẵng.

1.4. Chỉ định kích thước ảnh

Cái này có vẻ ít quan trọng/ ít người dùng WordPress biết/ quan tâm. Nhưng nó làm cho bạn tốn tiền thuê hosting là bởi vì sinh ra quá nhiều ảnh.

Menu Settings -> Media -> màn hình:

Kích thước ảnh WordPress mặc định
Kích thước ảnh mặc định của WordPress

Lý do vì sao có mấy cái kích thước rối rắm này? Do ngày nay có nhiều thiết bị truy cập web, ít nhất ở ba hạng mục: máy tính, điện thoại, máy tính bảng. Nếu bạn không thích sinh ra nhiều file cho nhiều màn hình khác nhau bởi vì bạn chỉ phục vụ người truy cập chủ yếu trên một loại thiết bị nào đó và chỉnh size hình ảnh trước khi upload, bạn có thể chỉnh medium size và large size về 0, việc này giúp bạn tiết kiệm hàng GB chứa hình ảnh mỗi năm.

⚠️ không cho tạo ra các kích thước hình ảnh khác nhau có thể làm trải nghiệm người dùng kém đi một chút xíu. Nói chung, tùy website của bạn phục vụ đối tượng nào là chính. Ví dụ, website phục vụ đối tượng chuyên nghiệp đồ họa, xử lý video trên máy tính, áo cưới, ảnh panorama,… việc bạn dùng toàn hình ảnh to, không phục vụ người dùng màn hình nhỏ chưa chắc đã làm kém trải nghiệm, vì người truy cập biết rằng họ chẳng việc gì phải dùng điện thoại để xem mấy cái hoành tráng, đòi hỏi màn hình lớn, thiết bị xử lý mạnh để có thể xem, thưởng thức.

Việc chỉnh size về zero này ngăn WordPress tạo ra quá nhiều file ảnh với kích thước không cần thiết, để rồi đưa đến hậu quả tai hại: hàng Gigabyte ổ cứng bị chiếm dụng, lợi ích mang lại rất nhỏ, chỉ khiến tốn tiền thuê hosting mà thôi. Lúc ấy muốn dọn dẹp cũng trở ngại vì không rõ có sự đứt gãy gì hay không.

1.5. Chỉnh đường dẫn/ địa chỉ URL thân thiện với máy tìm kiếm

Menu Settings -> Permalinks -> Permalink structure -> chọn một tùy chọn khác theo ví dụ minh họa để cho đường dẫn địa chỉ web của bạn theo ý của bạn. Ví dụ như trang khó ăn cát bê tông này có tùy chọn:

1.6. Tạo trang chính sách về quyền riêng tư

Nói thiệt là chữ Privacy này tui cũng không biết nên chuyển sang tiếng Việt là gì, thấy ngay trên WordPress phiên bản tiếng Việt người ta gọi là Riêng tư. Tại sao cần phải tạo trang này? Luật về Internet Việt Nam tui cũng không rõ có quy định cụ thể về việc này hay không, tui chỉ biết theo thông lệ quốc tế, bạn cũng nên có một trang, tham khảo Chính sách bảo mật của Khó ăn cát bê tông vậy.

Tạo trang chính sách bảo mật nếu chưa có.

Menu Settings -> Privacy -> Create a new Privacy Policy page để tạo một trang mới nếu mục Change your Privacy Policy page ngay bên dưới không có trang nào sẵn phù hợp.

Nếu không thích làm theo cách có sẵn, bạn vẫn có thể tạo trang thông thường và soạn nội dung cho nó rồi gắn lên một vị trí dễ nhìn trên website của bạn hoặc nơi bạn muốn người truy cập đọc trước khi đăng ký thành viên.

Ở hình minh họa trên bạn thấy có 2 mục Performance, Disable Comments, đây không phải là những mục có sẵn của WordPress Core mà do tui cài thêm Plugin.

2. Bố trí công cụ phục vụ cho việc marketing

2.1. Cài đặt XML sitemap giúp máy tìm kiếm dễ đánh chỉ mục hơn

Sitemap chính là bản đồ về website của bạn giúp cho các máy tìm kiếm nhanh chóng khám phá ra cấu trúc, nội dung của website để rồi index (đánh chỉ mục) giúp cho việc tìm kiếm được thuận tiện. Bạn có muốn trang web bạn được liệt kê trong danh sách 10 kết quả tìm kiếm hàng đầu của Google?

XML là một định dạng file từng rất thông dụng, ngày nay vẫn còn dùng tốt, sitemap được dùng thông dụng hiện nay được lưu dưới định dạng XML.

Cách đơn giản nhất là cài đặt plugin XML Sitemap Generator for Google, khi tìm kiếm, hình của plugin này trông như sau:

Minh họa hình ảnh của plugin XML Sitemap Generator for Google

2.3. Báo cho Google biết về website WordPress của bạn

Hãy đăng ký một tài khoản Google nếu chưa có, sau đó đăng nhập vào Google Search Console để thêm sitemap của bạn vào. Việc này có thể lần đầu tiên thực hiện bạn sẽ mất chút thời gian, nằm ngoài nội dung bài viết này nên tui cũng chỉ nói qua vậy thôi. Bạn tự Google và làm theo dễ dàng. Nếu vẫn không làm được, muốn tui làm giúp, xem qua mục dịch vụ để thuê tui.

3. Cài đặt, import nội dung demo nếu dùng theme thương mại

Nếu bạn có mua sử dụng theme thương mại (thường gọi là Premium hoặc Commercial Themes) từ chợ theme nào đó, việc cài đặt và cấu hình cũng… toát mồ hôi với người mới làm quen WordPress. Mục này giúp bạn hình dung phần nào về thế giới theme.

Một bộ theme thương mại có tên Flatsome

Theme cứ hiểu là bộ quấn áo khoác lên thân hình WordPress Core. Một bộ theme thương mại thường khá phức tạp gồm có một file ZIP chứa nhiều thư mục, file bên trong: tài liệu hướng dẫn, dữ liệu mẫu để import demo, các file theme con, file thiết kế đồ họa PSD, font chữ,… chính vì vậy giá một bộ theme thường từ 40 cho đến 100 đô la thực ra rất rẻ. Tui khuyên bạn không nên dùng hàng lậu dù những kẻ bán theme lậu thường lý luận rằng theme của họ được tải từ gốc, sạch đẹp gì đi nữa… bởi lý do bạn không trân trọng công sức của người khác, cố tình biện minh cho việc làm tưởng là khôn, cái bạn nhận được chỉ là sự rác rưởi.

Vì không có theme nào giống theme nào, tui lại dùng theme “cùi bắp” nên để trình diễn biểu diễn cài đặt, cấu hình một theme tui sẽ khó có thể làm cho bạn xem nên chỉ mô tả chung chung như thực tế mà tui từng làm giúp khách hàng của mình: nhận file theme và licence key từ khách hàng, xả nén file zip ra để được một thư mục chứa vài thư mục con, một số file đã kể bên trên. Trong đó, thường có 2 gói quan trọng đó là gói chức theme chính và gói chứa theme con.

Lý do người ta có/ đẻ ra khái niệm theme con (child theme) là vì khi một theme được phát hành, người ta sẽ có những cải tiến, cập nhật theme đó qua thời gian. Nếu những tùy chỉnh, thêm thắt của bạn được thực hiện trực tiếp vào theme, lúc thực hiện cập nhật phiên bản mới, các thay đổi của bạn (ít nhất là CSS) lập tức bị ghi đè, mất tác dụng. Các thay đổi, tùy chỉnh, bạn thực hiện trên Child theme, nó thừa hưởng các thuộc tính của theme, và khi cập nhật theme chính không làm hỏng theme con.

Quay lại chuyện cài theme: cài theme chính, theme con, kích hoạt theme con, và thực hiện tùy chỉnh cho theme con. Khi cài theme xong, thông báo từ các đoạn mã trong theme có thể gợi ý cài bổ sung một số plugin (có thể đi kèm trong thư mục theme), import nội dung từ các file XML để trở thành một bản demo hoàn chỉnh, thể hiện được các chức năng của theme. Tốt nhất, có thư mục Docs (Documents) sẽ chứa những file HTML, bạn nhấp đúp vào đó xem hướng dẫn để làm theo.

Nghe qua, việc cài cắm có vẻ đơn giản vậy nhưng để cài chuẩn chỉnh một bộ theme không hề đơn giản. Tui đã từng rất nhiều lần cài theme cho khách hàng, và tính tiền công gấp đôi tiền mua theme. Khách hàng mới đầu phàn nàn ghê gớm, kiểu như nói rằng tui chặt chém, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của họ nên ăn tiền giá cao. Nhưng rồi khi có vài website, mua theme, thuê người khác nhau, sau đó họ lại quay lại tìm đến tui. Họ tự thấy rằng để tự tay làm, không thể cài được đúng thời gian yêu cầu, thuê người khác rẻ hơn, người đó lại không hỗ trợ hướng dẫn đào tạo người sử dụng.

Mua theme ở đâu? Tui thấy dân Việt Nam thích nhất chợ theme có tên là ThemeForest, một số người khác thích TemplateMonster, Mojo Themes,… Tui thì thường tìm hiểu về theme tại cộng cồng WordPress trước khi mua:

https://wordpress.org/themes/commercial/

Thực sự, với tui, theme miễn phí đã quá dư dùng nên hồi giờ cũng chỉ mới mua một theme lúc có khuyến mãi, mua về cài thử rồi cũng không biết dùng vào đâu.

4. Cài đặt một plugin phụ trách form liên hệ

Form liên hệ khá quan tọng

5. Cài đặt plugin chống spam xả rác

Nếu bạn không chống spam, trên trang của bạn cho phép bình luận, có form liên hệ, có thể sau một đêm ngủ dậy bạn sẽ cảm thấy đến hàng ngàn những bình luận rác, liên hệ toàn thứ tiếng lạ hoắc

Mặc định khi cài WordPress có một plugin được chính công ty Automatic (công ty chính đứng sau chống lưng cho WordPress) tên là Askimet nhưng nó chỉ miễn phí khi bạn đáp ứng được các yêu cầu: không có quảng cáo trên site, không bán sản phẩm/ dịch vụ, không tự quảng cáo về bạn. Với những điều kiện như vậy, gần như chỉ nhưng blog thuần túy kiểu văn nghệ sĩ, những người chỉ dùng WordPress thay nhật ký mới đáp ứng được. Do đó, bạn có thể sử dụng Akismet nếu đáp ứng được các yêu cầu vừa kể.

Antispam Bee - chống spam cho WordPress
Anti spam WordPress plugin

Vài gợi ý khác bạn có thể cài khi tìm kiếm với từ khóa spam: Antispam Bee, Throws SPAM Away. Có một số plugin đòi hỏi bạn phải đăng ký dịch vụ trên trang của nhà cung cấp plugin trước khi sử dụng.

6. Chỉ định Favicon, Logo cho website của bạn

WordPress hiện tại dùng một chuẩn theme mới gọi là block theme:

7. Cài một plugin giải quyết việc sao lưu

Sao lưu là một việc luôn được quan tâm khi làm việc với máy tính dù máy tính có nối mạng hay không. Khi có sao lưu, bạn sẽ tránh được những thảm họa khi có sự cố . Cho dù bạn chỉ làm blog đơn giản hoặc một trang web bán hàng dạng thương mại điện tử với WordPress, sao lưu đều là việc nên làm.

Gõ từ backup vào ô tìm kiếm khi cài đặt plugin cho WordPress của bạn sẽ ra hàng tá plugin hay ho lẫn dở tệ. Nếu bạn đang vọc, tui khuyên bạn cứ thử nghiệm chán chê để rút ra plugin tốt cho bạn. Còn nếu bạn chỉ muốn làm cái gì đó nhanh, mì ăn liền kiểu con vẹt, tui gợi ý 2 plugin:

Plugin giúp sao lưu WordPress của bạn

Tui sử dụng chúng và chưa gặp vấn đề gì, thấy đáp ứng được nhu cầu nêu mách nước cho bạn. Cũng xin lưu ý là tui không có hưởng hoa hồng, ăn chia hay liên quan gì với 2 nhà phát triển plugin kia cả.

Khi có bản sao lưu được tải về lưu trong máy tính hoặc kho lưu trữ cloud của bạn, bạn tự tin chọc phá website của bạn hơn vì nếu có hỏng hóc, việc phục hồi cũng dễ dàng, nhanh chóng.

8. Kiểm tra xem đã có chứng chỉ SSL cài đặt và chạy đúng?

SSL với người không liên quan đến bảo mật mạng máy tính, Internet nghe cứ rối mù, rồi không hiểu nó và TLS liên quan gì với nhau nữa. Bạn không cần phải sa đà vào những thứ như vậy. Cái cần là bạn nhìn lên thanh địa chỉ trình duyệt của bạn có ổ khóa hay chưa? Ổ khóa trông bình thường hay có dấu gạch chéo hay gì gì đó?

HTTP và SSL bằng HTTPS

Kiểm tra lại rất đơn giản, chỉ cần vào menu Settings -> General -> WordPress Address (URL) xem URL của bạn là http hay https, nếu đã là https, bạn không cần phải làm gì thêm. Nếu đang là http, bạn sẽ phải thực hiện thêm SSL cho domain trước rồi quay lại chỗ này để đổi thành https và save lại.

Giả sử bạn sử dụng cPanel, thêm SSL bằng cách tìm kiếm ở ô tìm kiếm chữ SSL để truy cập nhanh đến mục liên quan đến SSL để xem trạng thái và có chức năng để gắn vào website của bạn:

Cài SSL trong cPanel

Nếu bạn dùng DirectAdmin cách thực hiện cũng tuơng tự, nói chung gõ vào ô tìm kiếm ssl, màn hình trông giống như sau:

Tìm đến chức năng SSL trong DirectAdmin

Không khó để cài đặt SSL, ở trình quản lý panel của bạn luôn có trang bị và hướng dẫn để thực hiện. Ngày nay SSL được cài đặt miễn phí dễ dàng (qua dịch vụ Let’s Encrypt được tích hợp trong cPanel hoặc DirectAdmin của bạn) nếu trang web bạn không muốn hoặc không cần mua chứng chỉ của những công ty chuyên cung cấp.

9. d

10. Dọn dẹp những thứ không cần thiết

Một mớ hỗn độn hoặc bừa bộn nào đó chưa

Đăng tại Chưa phân loại

Chào mừng năm mới bằng quả Oops… vỡ mẹt vì site chết thẳng cẳng

Mị cảm thấy hài hước khi chỉ một chút lơ là đã lãnh ngay hậu quả: website ngủm. Mấy ngày nay Mị ăn chơi quá đà, nghỉ lễ Tết Tây sớm, đi lượn lạo bãi biển nương dâu, ăn vặt nuốt thức ăn độc hại từ nội tạng súc vật. Chưa hết, Mị còn nghịch ngợm đủ trò các kiểu con đà điểu để rồi đánh mất… phong độ. Hồi nãy cách đây chưa đầy 2 giờ, Mị đăng nhập vào Khó Ăn Cát Bê Tông, định hoàn tất một bài viết nháp nào đó… đã ngơ ngác vì site chết queo.

Chuyện gì xảy ra khi truy cập vào website hồi nãy?

Thức giấc trễ, Mị mở khoancatbetong.com thấy ngay dòng chữ rất đáng xấu hổ, cảm giác như bị gái mới lớn nào đó phùng hai má lên, chớp chớp mắt vậy ☺️

Lỗi thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu

Mặc dù kinh nghiệm về WordPress còn ít ỏi, dù sử dụng WordPress cũng tính ra được vài năm, tui cũng nhận định được hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã ngừng hoạt động. Tui bỏ qua bước chẩn đoán theo kiểu có khả năng sai mật khẩu kết nối cơ sở dữ liệu, liên quan đến permission, authorization này nọ. Tại sao tui biết điều này? Bởi vì tui từng phải ngồi lọ mọ nhiều ngày tự tìm hiểu, thử nghiệm, cài đặt hệ thống từ zero, tiếp cận vấn đề từ gốc rễ nên có được sự nhạy cảm của chẩn đoán tình huống. Dù sao cũng phải xem thử có phải vậy không? Gõ ngay lệnh:

sudo systemctl status mariadb

Những gì hiện ra trên màn hình xác nhận phỏng đoán của tui:

MariaDB chết queo, bị hệ điều hành kill vài ăn nhiều RAM

Nhìn đời một cách lạc quan, tui thấy hỏng liền bắt tay sửa, còn chuyện có sửa được hay không hồi sau sẽ rõ. Việc Mị tập trung lúc này: xem log và chỉnh sửa cho MariaDB chạy lại.

Xe đạp, xe máy thủng tui tự vá được dù không đi học sửa xe nào

Sau khi xem qua log tui hiểu rằng MariaDB đã dùng quá nhiều RAM nên bị hệ điều hành “giết chết”. Cách ngồi chỉnh từng thông số theo cách một DJ chỉnh nhạc e rằng tui cũng làm được nhưng mất nhiều thời gian. Tui quyết định lúc nào có thời gian, cảm hứng mới bắt tay tỉ mẩn chỉnh chọc, còn giờ đây tui hình dung phải dùng cách chữa cháy để website sớm chạy lại. Vậy là tui tìm đến một công cụ để nó gợi ý cho cách sửa.

Công cụ giúp chỉnh thông số MariaDB

Chạy MySQLTuner tạo ra những thông báo, gợi ý, tui cứ theo đó mà chỉnh sửa các file .cnf (đại diện cho cấu hình MariaDB hoặc MySQL). Cứ từng bước làm, cho đến khi hiện lên những chữ OK.

Vài thông số liên quan InnoDB engine dùng trong MariaDB

Sửa chữa tạm ổn, khởi động lại MariaDB với lệnh:

sudo systemctl restart mariadb

Tui có đọc tài liệu MySQLTuner (dân viết code thường gọi “đọc docs”) thấy rằng để MariaDB chạy một thời gian rồi chạy lại MySQLTuner sẽ có những gợi ý giúp chỉnh thông số tốt hơn. Lúc này làm gì hơn ngoài chờ đợi một quãng thời gian xem sao.

Giờ đây, tui login WordPress Admin Dashboard, thấy như này:

Hiệu suất WordPress đang ổn
Thông báo mang tính… vô nghĩa của WordPress

Tại sao thông báo trên là vô nghĩa, tại vì bữa trước tui chỉnh chọc, WordPress Core hiện ra 2 cái nghe rất bi quan. Hôm nay, với thông báo tui đang nhìn thấy, mọi thứ có vẻ ổn. Như vậy là thế nào tui cũng chưa thể nắm bắt được.

Có một điều phải đánh đổi đó là website chạy chậm hơn trước chút xíu. Dung lượng RAM cấp cho MariaDB giờ đây ít hơn trước, các câu lệnh SQL vẫn như cũ, chắc chắc sẽ phản hồi phải chậm hơn.

Đăng tại Chưa phân loại

Theme là gì? Tui làm gì với một bộ theme?

WordPress Core là một con người, theme chính là bộ cánh của nó. Ngày nay, từ bộ cánh có vẻ ít được biết đến và nó cũng khó đảm bảo ý nghĩa làm sao, đành dùng outfit vậy. Ngày nay có những chợ bán theme rất phong phú, người làm web nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp tiết kiệm kha khá thời gian để làm nên một website đẹp mỹ miều trong thời gian ngắn bằng cach đi chợ mua một bộ.

Để hiểu theme là gì, trăm nghe không bằng một thấy

Tui mở ngay WordPress của tui lên, đăng nhập vào Admin Dashboard, vào menu

Sao tui thấy theme hổng giống gì với hình giới thiệu?

Đây là chuyện hoàn toàn bình thường. Tui biết có một số bạn đến với WordPress vài tuần, hoặc chỉ vài ngày thôi, thường hay phàn nàn rằng cài một theme miễn phí thấy hình ở chỗ giới thiệu rất đẹp, nhưng sau khi cài xong, nhìn thấy xấu, thô sơ quá. Có người còn cho rằng họ vừa ăn một quả lừa. Họ tìm một theme khác, và cũng thử cài, lại ăn quả lừa thứ hai, thứ ba… Đến đây, nếu bạn là họ, họ là bạn, bắt đầu hiểu ra chuyện gì rồi chứ?

Làm cho theme được cài đặt giống với hình minh hoạ

Đăng tại Chưa phân loại

Cài đặt Plugin cho WordPress – thực hành từng bước, có hình minh hoạ

Bài viết hướng dẫn nhanh, thực chiến việc cài đặt Plugin (trình cắm) cho WordPress CMS của bạn. Chỉ cần làm theo các bước bạn đã thực hiện xong việc cài đặt hết sức nhẹ nhàng, chuẩn chỉnh.

Plugin là gì? Vì sao phải cài đặt plugin cho WordPress?

Hãy cứ gọi là Plugin luôn, vì chữ “trình cắm” nghe tối nghĩa gì đâu. Để tui nói với ngôn ngữ đời thường cho bạn dễ hiểu, khi bạn diện đồ lên người, những thứ riêng lẻ trong các món sau đây: quần, áo, giày/ dép, tui xách, nữ trang,… bạn gọi là gì nhỉ? À, phụ kiện thời trang, đúng hông? Toàn bộ tập hợp cái đó thanh diện bộ để bạn ra đường, bạn gọi là gì? À há, outfit? Vậy, tui làm một bảng so sánh như sau, bạn nhìn vô, hiểu ngay & luôn mà khỏi cần giải thích.

Một cô gái trong outfit
Phụ kiện có thể xem là plugin bạn nhé
WordPress với các plugin
Plugin mang lại vẻ hào nhoáng cho WordPress

WordPress ban đầu được tạo ra bởi những ngươi mê viết blog, những tay blogger. Dần qua thời gian, vì tính chất dễ sử dụng, ít tốn kém để thuê hosting đặt lên, cộng đồng người dùng đông đảo…. và may mắn nào đó mà WordPress trở thành hệ quản trị nội dung (CMS) thông dụng hàng đầu thế giới.

Giờ đây, khi nói đến WordPress, người ta nói đến một hệ sinh thái rất đông người dùng, nhà phát triển, đến mức trong 10 triệu trang web có lượt truy cập nhiều nhất thế giới, có đến 30% số trang web được làm trên nền WordPress.

Chưa cần làm bạn rối trí, tui chỉ nói rằng với WordPress, bạn cần biết đến hai khái niệm liên quan: plugintheme. Dông dài thêm chút, để bạn kịp phân biệt:

Plugin liên quan đến chức năng, tác dụng. Nói cách khác, plugin giống như mấy thứ phụ kiện thời trang, đồ chơi xe hơi vậy. Hoặc gần gũi hơn, bạn có ly nước, nắp đậy ly, ống hút, đế lót ly được xem là plugin.

Theme thì sao? Theme là giao diện, diện mạo của WordPress. Quay trở về ví dụ cái ly: đó có thể là kiểu dáng thiết kế cái ly, ví dụ như miêng vuông, eo thon chính giữa, trên ly có hình nhân vật hoạt hình Walt Disney chẳng hạn.

WordPress Core + Plugin + Theme = Website giống như Quần áo + Phụ kiện + Trang sức = Outfit

Chú ý: trong thực tế những cái gọi là Theme (dùng cho WordPress thôi nha, không đi rộng ra các CMS khác) mà bạn mua, nó là một bộ, tức là ngoài thiết kế giao diện, nó còn tự ý hoặc gợi ý kèm theo các plugin để đầy đủ, hoạt động được. Thậm chí nó có thể là một phần mềm đa chức năng, được vận hành trên nền WordPress Core.

Plugin thiên về chức năng, hoạt động, theme thiên về màu sắc, kiểu dáng. Hai cái này thường xuyên phối hợp với nhau để tạo thành một “ứng dụng”, giúp cho WordPress như “hổ mọc thêm cánh”.

Xem thêm bài về Theme là gì? Tui làm gì với một bộ theme?

Thực hành cài đặt plugin như một ca sĩ nhạc Rock

Có 2 cách cài đặt plugin cho WordPress. Cả hai cách đều có cùng đích đến: kết quả cuối cùng là một plugin được cài đặt thành công. Trong thực tế, có những plugin khi cài sẽ tự cài hoặc yêu cầu cài bổ sung một số plugin khác kèm theo mới có thể hoạt động đúng chức năng.

Cách 1: tải plugin qua kho plugin ở trang web wordpress.org

Cách này thường áp dụng cho những plugin được phát hành dưới dạng open source theo giấy phép GPL, người dùng không phải trả phí cho các plugin có tại địa chỉ:

https://wordpress.org/plugins/

Truy cập trang kể trên, nhập từ khóa để tìm plugin, xem các thông tin về plugin một cách kỹ lưỡng để đánh giá về plugin có phù hợp, được người khác nhận xét thế nào, rồi ghi nhớ lại tên plugin, tác giả của nó để dùng chức năng cài plugin của WordPress Core.

Không cần phải download từ trang kể trên, mà thực hiện ngay ở WordPress Admin Dashboard, click Plugins -> Add New Plugin mở ra một cửa sổ:

Cài đặt plugin cho WordPress với tốc độ tên lửa.
Tìm kiếm tên hoặc mô tả chức năng của plugin và bấm nút Install Now

Đơn giản không nào? Với tốc độ “thầy bói mù sờ voi” tui đã cài xong một plugin có tác dụng cấm mọi comment trên web vì tui ghét bọn spammer xả rác quá mà chưa tìm ra phương thức hữu hiệu để hạn chế. Áp dụng chính sách của các quan chức theo kiểu “không quản được thì cấm” nên tui đã cài plugin như bạn vừa thấy.

Các plugin khác bạn cũng thực hiện với các bước (1) đến (4) tương tự mà thôi. Nghe có vẻ là tới 4 bước, thức sự chỉ là vài cú click chuột, vài cú gõ phím và chờ đợi. Nếu là một plugin đặc biệt hoặc phải cần plugin xịn, bạn mất thêm chút thời gian đọc mô tả, xem đánh giá để hiểu thêm về plugin, so sánh những plugin cùng chức năng để mà chọn cái phù hợp nhất.

Ngay khi cài đặt hoàn tất, ngay nút Install Now sẽ đổi thành Activate, cần dùng plugin ngay, bạn click nút này để kích hoạt. Màn hình có thể đưa ngay bạn đến khu vực để thiết lập thông số, hầu hết các plugin thông dụng/ thông thường đều vậy.

Nếu nhỡ bỏ qua bước thiết lập thông số, bạn vẫn còn có cơ hội khi bên dưới menu Plugins có mục con Installed Plugins giúp liệt kê danh sách menu, và ngay dưới plugin bạn vừa cài có mục Settings:

Danh sách plugin hiện hữu
Những plugin đã cài đặt trên WordPress của tui

Cách 1 không áp dụng được với các plugin dạng phải mua, trả tiền, được một số lập trình viên, nhóm, công ty tạo ra để bán. Lý do: WordPress Core không trang bị chức năng để kết nối trực tiếp đến các kho bên ngoài (có lẽ là để hạn chế người ta lợi dụng chèn mã độc, gây mất an toàn cho người dùng).

Cách 2: cài plugin bằng file nén ZIP chứa các file của plugin

Cách này có thể dùng cài được plugin tải về từ kho của WordPress.org như cách 1 và dùng chính là để cài đặt plugin theo dạng đóng gói được mua từ các nhà chuyên phát triển plugin cho WordPress.

Lúc này, bạn phải chắc rằng đã có file ZIP chứa plugin, đã đọc sơ qua tài liệu của bên bán plugin hướng dẫn cách cài đặt, sau đó click menu Plugins -> Add New Plugin -> hiện ra:

Cài đặt plugin cho site WordPress
Mở màn hình cài đặt plugin bước đầu tiên

Ngay khi click nút Upload Plugin, một màn hình hiện ra trong nháy mắt:

Click nút Browse để tìm đến file ZIP chứa plugin trên máy tính

Ở ví dụ này, tui cài đặt một plugin có tên Performance Lab, tui sẽ tìm đến lile mang tên performance-lab.2.7.0.zip , lúc này nút Install Now ở hình trên sẽ đổi màu, tui click nó ngay. Tùy kích thước của plugin mà bạn đợi bao lâu, với ví dụ đang, chỉ có 7 giây đã có thông báo:

Plugin vừa được cài đặt

Không do dự, click ngay nút Activate Plugin để bật (kích hoạt) plugin cho nó được hoạt động.

Những lưu ý về cài đặt plugin

Khi cài đặt plugin xong nhưng chưa Activate thì plugin nằm đó nhưng chưa có tác dụng gì. Trong danh sách plugin có các mục để bạn có thể quan sát để kiểm tra, bật/ tắt plugin khi cần thiết, những cái bộ lọc này trông như sau:

Trạng thái plugin trong WordPress.
Dòng liệt kê trạng thái plugin được khoanh trong các khung chữ nhật liền kề nhau

Có một số plugin để cài hoàn chỉnh bạn phải thực hiện đúng các bước theo tài liệu hướng dẫn. Tại sao lại như vậy? Tại vì có những thứ bản thân plugin không thôi không thể làm giúp bạn mọi thứ được, bạn cần phải làm một số thứ trước/ trong/ sau khi cài plugin.

Ví dụ luôn để bạn rõ: giả sử bạn cần cài đặt một plugin kết nối tới Gmail để gửi email, lúc này, bạn phải có địa chỉ email Gmail, bật xác thực 2 bước trong tài khoản Google của bạn, đạt mật khẩu ứng dụng rồi mới cung cấp các thông số này vào mục thiết lập thông số/ cấu hình plugin . Một số plugin còn có chức năng kiểm tra lại, khi thấy tick màu xanh lá cây và/ hoặc hàng loạt OK mới đạt. Đến lúc ấy, việc cài đặt mới được xem là hoàn tất.

Đăng tại Chưa phân loại

Import dữ liệu định dạng XML vào WordPress

Việc đưa dữ liệu vào một phần mềm là việc rất thường xảy ra khi làm việc với máy tính. Nếu việc đó thực hiện bằng cách tạo mới thông qua thiết bị đầu vào input, người ta gọi chung là nhập liệu, nhập dữ liệu, hoặc tạo mới dữ liệu. Trong khi đó, một khi dữ liệu đã có sẵn ở dạng file hoặc cơ sở dữ liệu, khi đưa vào một phần mềm khác người ta gọi là import.

Bài viết này hướng dẫn cách bạn nhập dữ liệu có sẵn vào WordPress, sử dụng công cụ được WordPress trang bị sẵn. Đây chỉ là bài cơ bản, làm quen với việc import khá thô sơ, đơn giản. Mục đích chính để có cái nhìn import là gì, công cụ có sẵn tiện dùng, nhanh. Trong thực tế, có những lúc import khá phức tạp, mất nhiều thời gian hơn. Khi nắm căn bản, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Chuẩn bị đồ nghề: cài đặt WordPress Importer

Ban đầu tui cũng cảm thấy ngơ ngác khi tính năng này được giới thiệu là của WordPress Core (tức là đi kèm sẵn với WordPress) nhưng lại không có sẵn dùng ngay mà phải mất khoảng chục giây để cài đặt. Khi khám phá WordPress sâu hơn, tui hiểu rằng những người phát triển WordPress có lý của họ: không ôm đồm mọi thứ vào khiến WordPress Core trở nên nặng nề, rối rắm mà để người dùng linh động cài đặt thêm khi cần dùng.

Công cụ dùng import dữ liệu – WordPress Importer

Việc cài đặt một Plugin cho WordPress không có gì khó với những plugin bình thường, cứ theo đúng bài mà làm thôi. Tui mách nước cho bạn: WordPress Importer nằm ở địa chỉ web:

https://vi.wordpress.org/plugins/wordpress-importer/

Bạn đã biết các cách cài plugin rồi, trong tình huống này bạn áp dụng cách nào là tuỳ bạn. Tui chỉ bổ sung thêm làm bạn rối trí chơi: cái WordPress Importer này do đội ngũ phát triển WordPress Core làm nên, nó cũng có cách cài đặt đặc biệt hơn (gà nhà mà, phải ưu tiên chứ 😳 ), bạn cũng cần biết qua, như hình sau:

Minh hoạ cài đặt WordPress Importer từ menu chính của WordPress.
Cài đặt WordPress Importer không theo con đường cài plugin mà dùng menu Công cụ

Đến đây, xem như bạn đã có sẵn đồ nghề WordPress Importer, sẵn sàng cho bước tiếp theo.

Tải về dữ liệu mẫu (có tồn tại ở đâu đó?) để thực hành

Ngay khi cài đặt xong WordPress Importer, đang ở trình duyệt, bạn mở một tab mới, truy cập vào địa chỉ sau:

https://codex.wordpress.org/Theme_Unit_Test

Thấy hiện lên một trang rất chi là dành cho dân công nghệ thông tin? Không, nó rất dễ hiểu và bạn chỉ quan tâm đến cái cần, tránh đi lạc vào rừng, cần chú tâm nhìn cái mà tui khoanh đỏ:

WordPress Unit Test file XML để nhập vào hệ thống.
Trang để lấy file XML dữ liệu nhập vào WordPress

Click nút chuột phải vào link như hình minh hoạ, ở menu chọn Save Link As… để lưu lại trên máy tính của bạn một file có tên themeunitestdata.wordpress.xml, đây chính là dữ liệu bạn sẽ import vào.

Nhắc nhỏ luôn, đừng quên đường dẫn thư mục bạn vừa lưu lại file trên máy, vì nếu quên thì bước kế tiếp bạn không biết file nằm ở đâu để mà browse đến (việc đó là một sự thất bại về sử dụng máy tính căn bản đấy nhé, cần bổ sung gấp vì thời đại 4.0 mà như vậy là… hỏng bét).

Thực hiện việc import file XML vào WordPress

Còn chần chừ gì nữa mà không import ngay và luôn trong 1/2 nốt nhạc? Tui sẽ chỉ đưa ra các hình ảnh mà không giải thích gì thêm để xem bạn làm thế nào nhé?

Kích hoạt WordPress Importer lần đầu tiên.
Tools -> Import -> WordPress -> Run Importer

Xuất hiện ngay ra một màn hình có thông báo gì đó trông gần như này:

Nút để import file XML
Nút Browse giúp bạn tìm đến file XML
Chọn file XML đang chứa trên máy tính của tui

Quay về màn hình ở trên, giờ nó có nút tên là Upload file and import (tiếng Việt là gì nhỉ?), chỉ cần click vào nút đó xem chuyện gì xảy ra?

Chỉ định tác giả khi import dữ liệu WordPress Importer
Màn hình giúp chỉ định tác giả cho nội dung nhập vào

Tui biết làm gì với màn hình đối thoại này? Bạn có biết không? Không biết à? Nhớ tui nó gì không, cứ quậy tưng lên, máy tính của bạn không cháy nổ khiến bạn bị thương đâu, WordPress của bạn cũng đang trống trơn, bạn sẽ mất gì nếu phạm sai lầm ở bước này? Chẳng mất gì, sao không thử click gì đó?

Vậy là xong rồi đó, bạn đã có một số bài viết toàn là tiếng Anh mà thôi. Những thứ vừa nhập vào kém hữu ích, gần như không phục vụ cho việc gì mang tính truyền tải thông tin đến người truy cập web. Chúng có tác dụng làm trang web của bạn bớt trống trải, giúp bạn hình dung được một số thứ về giao diện, cách hiển thị trang có ổn hay không, thay vì bạn phải đợi ngồi tạo nội dung khi chưa kịp có.

Không dừng ở cơ bản trên, tui làm gì tiếp theo?

Trong thực tế, khi mua theme, người ta có dữ liệu để bạn import vô nhằm xem được bản trình diễn demo thực sự hoạt động đẹp lung linh như thế nào.

Bạn chẳng có theme nào để mua nhưng vẫn có những nội dung “um tùm” hơn, điều này có gì mà khó đâu, hãy thử khám phá một plugin có cái tên nghe rất đáng sợ: FakerPress by Gustavo Bordoni.

Đến đây bài viết đã hết mất rồi!

Đăng tại Chưa phân loại

Làm quen với WordPress như một người quản trị website

Giả sử bạn đã đọc các bài khác chủ đề WordPress ở website này rồi. Nếu chưa, có thể sử dụng chức năng tìm kiếm với từ khóa WordPress để ra các bài viết liên quan đến WordPress. Bài này đưa ra một số hình ảnh kèm vài lời gì đó để bạn phần nào hình dung được màn hình quản trị WordPress ra sao.

[sc name=”index_of_wp”][/sc]

Đăng nhập với tư cách Admin (người quản trị)

Để có thể quản trị WordPress, người quản trị sẽ phải đăng nhập (log in/ sign in). Giả sử web bạn được cài đặt ở địa chỉ:

http://localhost/thuchanh/

thì bạn sẽ truy cập đăng nhập, bạn gõ thêm wp-login.php hoặc wp-admin nối vào đoạn trên (xem thanh địa chỉ ở hình dưới), ra cửa sổ để nhập tên đăng nhập, mật khẩu, trông như này:

Đang nhập WordPress
Màn hình đăng nhập mặc định của WordPress

Sau khi đăng nhập thành công, một màn hình khác sẽ mở ra, đó được gọi là trang chủ của Admin Dashboard (tạm dịch: bảng điều khiển dành cho nhà quản trị), từa tựa:

Màn hình dành cho Admin của WordPress
Không rõ ai đó dịch thành Bảng tin (trong khi đó Dashboard giống cái màn hình điều khiển hơn)

Tất nhiên, không phải chỉ có Admin (người có tư cách quản trị toàn bộ website) mới có quyền đăng nhập vào WordPress, mà bất cứ người dùng nào có tài khoản ở website làm bằng WordPress đang đề cập đều có thể đăng nhập.

Admin Dashboard (bảng điều khiển dành cho người quản trị)

Nhìn kỹ hơn vào màn hình bày ra trước mắt, tạm chia làm 4 vùng:

Để ý các số (1) đến (4) và xem giải thích bên dưới
  • (1): vùng chứa menu (còn gọi là nav, navigation) dùng để truy cập các chức năng hiện có để tương tác với WordPress
  • (2): vùng chính, sẽ là cửa sổ để làm việc, thay đổi tùy theo menu được chọn là gì mà đây có thể là vùng hiển thị thông báo, soạn thảo văn bản, chỉn sửa hình ảnh,…
  • (3): menu hiển thị một số tùy chọn để khi cần có thể ẩn/ hiện giúp cho việc thao tác trên WordPress được thuận tiện hơn, ví dụ: số dòng hiển thị mỗi lần trên một bảng dữ liệu, các tùy chỉnh liên quan đến chức năng hiện đang sử dụng.
  • (4): một menu ngang giúp truy cập nhanh một số chức năng tương ứng với chức năng đang được sử dụng mà nếu dùng menu bên trái có thể truy cập ở cấp 2, 3 khiến thao tác rối rắm, rườm rà.

Giờ đây, ta có thể lần mò theo dải menu bên trái để khám phá từng chức năng có trên WordPress nguyên bản (tức chưa cài cắm thêm các phụ kiện bổ sung gì khác, và cũng dùng các mẫu giao diện mặc định do WordPress cung cấp sẵn).

10 việc cần làm ngay sau khi cài đặt WordPress thành công

Nào, nếu bạn cảm thấy sợ máy tính phát ra tiếng nổ rộn ràng “bùm bùm bùm”, bốc khói nghi ngút nên bạn co rút cả tay chân không dám khám phá gì thêm, chúng tui đi cùng bạn. Sự thực, nghịch web, chỉ là việc vọc chơi thôi, không có gì ghê gớm xảy ra đâu. Bạn có biết? Bạn chỉ có thể thành thạo cái gì đó khi bạn dám tháo tung nó ra để nhìn ngắm, tìm hiểu, thực hành lặp đi lặp lại để được lưu vào nếp nhăn của não.

Bỏ qua mục Bảng tin, Trang chủ, Cập nhật đứng đầu bảng liệt kê của menu dải bên trái (Left sidebar, navigation) đi vì ở đó gần như không có gì để khám phá hoặc chỉ cần lưu ý đó là nơi để quay lại trang chính của Admin Dashboard. Mục quan tâm giờ đây được bắt đầu từ:

Posts (Bài viết) – nhà tổ chức nội dung chính

Mục này khi click mục con đầu tiên All Posts (Tất cả bài viết), (1) ở hình dưới, nhìn rõ như sau:

Các menu con liên quan đến bài viết

Khi click (1) hiện ra một danh sách liệt kê các bài viết dạng bảng để có thể xem, sửa, xuất bản bài viết:

Bảng hiển thị danh sách bài viết
Màn hình hiển thị các bài viết đang có

Quả thực, bạn vừa cài WordPress mới toanh, theme mặc định, chưa có nội dung nào dạng trình diễn, đi kèm theme thì cái danh sách trên trống trơn, không ra một danh sách nào cả. Đừng hoang mang, rồi bạn sẽ học đến mục import dữ liệu vào WordPress như thế nào.

Hoặc bạn có thể làm ngay khi đọc nhảy cóc qua bài đó (Import dữ liệu định dạng XML vào WordPress) để thực hiện nhằm có những bài viết trong danh sách giúp dễ hình dung danh sách thực sự như thế nào hơn.

Tuỳ số lượng bài viết đang có mà danh sách trên dài hay ngắn, được tổ chức thành 1 trang hoặc được phân thành nhiều trang, bạn chỉ cần quan sát một lượt, chậm chậm quét mắt là sẽ rõ.

Tui đánh số từ (1) đến (7) và làm biếng giải thích để xem tự bạn nhìn nhận và tự gọi tên hoặc tra cứu để biết những thứ này được gọi là gì hoặc được hiểu như thế nào, có tác dụng/ tính năng/ chức năng/ công năng nào, hoặc sử dụng nó để làm việc gì.

Nếu bạn cảm thấy lạ lẫm, mới mẻ vì bạn vốn không phải là người sử dụng máy tính như dân văn phòng, bạn có thể dùng chức năng comment để trao đổi hoặc ghé qua bên diễn đàn.

Để dễ dàng tra cứu được trên mạng, khuyên bạn nên sử dụng tiếng Anh vì tiếng Việt có vẻ là dễ dàng ban đầu khi nhìn vào menu, nhưng khi tra cứu Google bạn sẽ ngập trung các nội dung hướng dẫn rác rưởi, sai lạc.

Nhìn chung, những thứ thuộc về nội dung dọc menu trái trong WordPress đều khá giống nhau đó là liệt kê danh sách, thêm mới, phân nhóm. Riêng mục Bài viết (Post) có thêm Tags (gắn thẻ).

Khi thao tác với một Post, bạn cần có cái nhìn tổng thể, không sợ mắc sai lầm trong quá trình làm quen bởi vì chẳng có gì nghiêm trọng xảy ra. Máy tính không dễ nổ hoặc hỏng khi bạn thao tác trên trang web đâu. Bạn cứ click vào các mục bạn nhìn thấy, thử thay đổi, chỉnh sửa, xoá, thêm mới,… để hiểu từng chức năng.

Cửa sổ soạn thảo văn bản trên WordPress.
Màn hình khi tạo mới hoặc chỉnh sửa một bài viết

Công cụ soạn thảo mặc định của WordPress gần đây được gọi là Gutenberg. Công cụ này được xem là hiện đại, có những ưu điểm hơn trình soạn thảo cũ, nay được gọi là Classic Editor. Nhưng với những người từng quen với soạn thảo văn bản Word từ hồi giờ, Gutenberg có thể là cái gì đó khiến họ cảm thấy “ở thế giới khác”, số người như vậy không phải ít đâu, đó là lý do mà nhiều plugin Classic Editor trở thành một trong những plugin có số lượng cài đặt nhiều nhất, luôn trong top 10 trên trang WordPress.Org.

Nếu bạn thuộc hàng bảo thủ, sợ điều mới lạ, bạn có thể cài đặt plugin Classic Editor để cảm thấy thân thuộc, dễ sử dụng. Nó nằm ở đây:

https://wordpress.org/plugins/classic-editor/

Gutenberg xem mọi thứ là khối (block). Các khối chính là hình chữ nhật được xếp nối tiếp nhau dọc theo chiều đứng màn hình cửa sổ duyệt web. Mỗi khối chữ nhật này có thể là đơn nhất hoặc chứa bên trong những khối chữ nhật khác, để nó sẽ trở thành khối “cha mẹ” hoặc khối “ông bà”. Bạn có từng chơi trò xếp hình brick game trên máy Gameboy thuở nào? Các khối trong Gutenberg giống như vậy nhưng hình dáng không chữ L, chữ Z mà chỉ là hìnhh cây, hìn vuông mà thôi.

Tóm lại, với người soạn thảo văn bản bình thường, kiểu truyền thống, họ rất ghét Gutenberg, nhưng nếu họ có ý niệm về thiết kế, bố trí giao diện linh hoạt, họ sẽ ủng hộ Gutenberg. Và cũng nói thêm rằng tuy có thể khác nhau gì đó nhưng việc gì bạn làm được với Classic Editor, bạn cũng làm được với Gutenberg và ngược lại.

Trong màn hình soạn thảo bài viết, nhìn về góc phải ngay bên cạnh nút Publish (xuất bản/ đăng bài), thấy có cái gì đó như là hình chữ nhật xẻ dọc/ cánh cửa, click vào đó để bật tắt thanh lề phải, một thanh hiển thị các tuỳ chọn, chức năng mạnh mẽ mà bạn cần khám phá, nó trông như này:

Cứ thử xem lần lượt từng mục một ở thanh lề phải, có những mục tối nghĩa, bạn hầu như không hiểu, hãy bỏ qua, mục nào thấy phần nào hình dung được nó là gì, bạn có thể chỉnh, nhập chữ, click chọn,… gì đó để xem những gì xảy ra với bài viết.

Cho đến lúc này, cho tui thử hỏi bạn đã soạn thảo thử một bài viết và đăng nó lên thành công chưa? Nếu chưa, xem ra bạn cần năng vọc thêm, vì có vẻ thụ động đó nghen.

Một bài viết khi được viết dở dang có thể lưu lại làm bản nháp, sau đó sửa hoàn thiện rồi xuất bản. Bài cũng có thể từ xuất bản (Published), rút về lại trở thành bản nháp (Draft). Người viết bài cũng có thể đặt lịch xuất bản vào một ngày ở tương lai thay vì xuất bản ngay sau khi viết hoàn chỉnh.

Ngoài ra, WordPress là vốn một nền tảng cho phép nhiều tác giả cùng viết bài, người dùng có các cấp độ, phân quyền khác nhau nên còn có bài viết ở dạng Private (riêng tư), Password protected (bảo vệ bằng mật khẩu).

Mục Bài viết là một trong những mục được dùng nhiều nhất khi bạn quản trị một website dùng WordPress, đặc biệt là nếu đó là một trang tin điện tử, mỗi ngày/ mỗi tuần đều có bài viết mới.

Media (Thư viện đa phương tiện) – nơi quản lý hình ảnh, video, file

Đây là chức năng quản lý các file đưa lên WordPress, thông dụng nhất là file hình ảnh và video, thi thoảng có file văn bản. Trường hợp đặc biệt, bạn có thể đưa thêm các loại file khác lên nhưng thuộc loại nâng cao vì một số loại file tiềm ẩn nguy hiểm về bảo mật, virus. Nào, xem qua Media có gì?

Thư viện đa phương tiện, liệt kê hình ảnh bạn đã upload

Click vào những vùng khoanh đỏ hình chữ nhật, quan sát để khám phá, hiểu được tác dụng của những công cụ, chức năng đối với thư viện đa phương tiện. Cũng thử nhập từ khoá vào ô tìm kiếm để tìm một hình ảnh nào đó dựa trên tên file hoặc mô tả.

Khi click vào một hình ảnh cụ thể trong Media thì ảnh đó sẽ được phóng to lên, hiển thị thêm một số chức năng để thao tác với ảnh như thay đổi kích thước, cắt cúp, chọn một kích cỡ khác, nhìn xem:

Thao tác với một ảnh cụ thể trong kho Media

Bạn thấy đó, có mục Alternative Text, mục đó cần điền vào để web bạn được Google đánh giá cao, hỗ trợ tốt cho SEO. Mục này được hiểu là với những trình duyệt dạng “đọc trang web” thường dùng cho những người khiếm thị, nó sẽ đọc lên đoạn này để người nghe hiểu rằng họ đang lướt trên một trang web có hình ảnh minh hoạ, dù không thấy nhưng vẫn biết thông qua dòng chữ của bạn.

Plugin(s) – phụ kiện thời trang hoặc đồ chơi xe hơi của bạn

WordPress đi kèm plugins
Một cô gái trong outfit của mình

Có cả nguyên bài viết về cài đặt plugin, bạn qua đó đọc cho nhanh nhé.

Đừng ủa ủa, có sự nhầm nhọt gì? Tui cố tình ghi caption tráo đổi cho nhau để bạn hiểu plugin là gì, hổng hiểu nữa có lẽ là bạn nên tìm trang web khác vì tui thường viết theo kiểu ví von, so sánh những thứ gần như hổng liên quan gì nhau, trật khỏi logic suy nghĩ của nhiều người nên hổng kết nối được các thứ tui viết. Ngược lại, một số người rất thích, cảm thấy dễ hiểu.

Một trong những plugin được dùng nhiều, nhất là trang web bán hàng, đó là WooCommerce. Hầu hết plugin trên kho của WordPress.Org đều có phiên bản miễn phí, cài vào dùng được các chức năng cơ bản. Trước khi cài đặt một plugin nào đó, bạn cần đọc thông tin mô tả, xem qua phần đánh giá xem người ta nói gì về plugin đó. Hoặc

Đăng tại Chưa phân loại

WordPress từ chưa biết gì cho đến làm web dạo bán cho khách

Đây là danh mục bài viết mà nếu bạn đọc lần lượt, thực hành theo từng bài bạn sẽ từ mức zero cho đến mức độ thợ đụng, đụng đâu hư hỏng đó về WordPress.

Thực sự mà nói, người viết bài đến với WordPress theo kiểu không theo một bài bản nào. Anh ta dùng WordPress từ khá lâu rồi. Nếu tui nhớ không nhầm, đó là năm 2008. Ở thời điểm đó, anh ta hầu như không chỉnh chọc gì, chỉ cài WordPress lên, viết một số bài dạng entry cho blog.

Hồi đó tui còn chưa biết domain, hosting thực sự là gì nên được một người bạn, một bà già như quả cà tặng một gói hosting để đặt WordPress lên đó. Một ngày đẹp trời, những bài viết được đọc quá nhiều (theo cách hiểu hiện nay đó là nó vô tình bắt trend nào đó), người truy cập quá đông, vượt quá mức cung cấp của gói hosting, quá tải, hết băng thông gì đó tui không rõ cho lắm. Kết quả, bên cho thuê hosting đâu đó tận bên Mỹ đã suspend trang web. Khi hỏi bà bạn, tui được bà ấy nói bả cũng không biết làm sao, chỉ nhìn thấy đỏ lòm khi login vào cPanel. Tui dẹp luôn, không dùng WordPress nữa, trang web cũng vô định, còn domain chẳng trỏ vào đâu vì hồi đó cũng không biết trỏ domain mà nhờ bên cung cấp domain làm giúp.

Vài năm gần đây, có chút thời gian rảnh rỗi trong ngày vào buổi chiều nên anh ta bắt đầu sử dụng lại WordPress để viết blog, và cũng làm web dạo cho một số khách kiếm chút tiền mọn mua bột cà phê. Tuy còn ít kinh nghiệm về WordPress nhưng từng “chiến đấu” với những CMS kinh khủng hơn WordPress (như DotNetNuke, Joomla!, Drupal, Umbraco) nên khi đụng đến WordPress tui cảm thấy không tốn quá nhiều thời gian làm quen, để học cách sử dụng.

Giờ đây, bài viết này sẽ ghi lại những gì anh ta đã thực hành, chỉnh chọc với WordPress. Bạn có thể đọc bài và làm theo, làm như con vẹt cũng được.

[sc name=”index_of_wp”][/sc]

Tốt hơn, bạn cần comment bên dưới mỗi bài viết để trao đổi khi chưa rõ, muốn đào sâu thêm, muốn sử dụng WordPress phục vụ cho công việc nào đó mà khỏi phải bỏ tiền túi. Xa hơn, bạn có thể kiếm cơm thông qua việc chia sẻ những gì bạn làm được với WordPress và người khác thuê bạn.

Tui thường đọc đâu đó người ta hay tranh cãi với nhau nên bắt đầu với What, với Why hoặc với How, blah blah gì đó. Trong thực tế, tui thường bắt đầu với sự tò mò, hoàn toàn hổng có ý niệm gì về một thứ gì đó theo kiểu… khoanh tay đứng nhìn người ta làm. Một khi tui đi ngoài đường thấy có gì đó lạ (lạ với tui, và cái gì cũng lạ hết trơn, người khác thấy sao kệ họ), tui thường ghé vào xem, đặt câu hỏi tui muốn chơi/ làm cùng có được hông… nên rất nhiều lần “lãnh giáo” (ăn đòn) trời ơi đất hỡi, và cũng nhiều lần được ăn cỗ miễn phí.

Nói dông dài trên để làm gì vậy cà? Để ý rằng: tui viết bài trên trang web này theo cái kiểu đó, tinh thần nhảy vào quẫy đạp lung tung 😳 đó đó đó.

Cũng nói thêm luôn là bài viết khá lộn xộn, bởi vì tui tiếp cận theo cách đó, mới đầu hoàn toàn như lạc vào rừng, cho đến một ngày kia, một cảm giác như… bừng tỉnh, khiến tui cảm thấy: à há, cũng hiểu chút chút.

Đăng tại Chưa phân loại

Trên lối mòn lần tìm đến vườn DevOps

Bài viết này được viết với sự ngớ ngẩn cao độ, kèm theo sự mơ mộng hão huyền rằng người viết cũng sắp trở thành một DevOps đến nơi. Nếu nghiêm chỉnh con đường kỹ sư công nghệ, ngay từ lúc đầu quân vào một công ty công nghệ hoặc chuyên về lập trình, phát triển phần mềm vào thời điểm được tuyển làm kỹ sư,… có thể bạn sẽ hổng có bài viết này để đọc. Người viết bài nhiều năm vẫn không trở nên chuyên nghiệp bởi gã chỉ sử dụng công nghệ thông tin để làm công việc văn phòng, giải trí, chứ hiếm khi chuyên tâm làm việc như lập trình viên, kỹ sư phần mềm.

Để hình dung con đường DevOps tự học, đi loanh quanh chơi

DevOps có tiếp xúc với nhiều nhóm công cụ, hệ sinh thái phát triển phần mềm khác nhau như: JAMStack, LAMP stack, LEMP stack, MEAN stack, Jam stack, .NET stack,…

Khi đi dạo một lát bạn thấy rằng thực ra một ông DevOps làm công việc khá giống như việc san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng kiểu điện, đường, trường, trạm cho một khu đô thị mới vậy, chỉ khác là hạ tầng này về công nghệ thông tin, phần mềm.

Trong lĩnh vực phần mềm hoặc giải pháp (thiên về phần mềm) công nghệ thông tin, công việc DevOps chính là một công việc mới nảy sinh khoảng sau năm 2006, khi mà điện toán đám mây hiện đại như chúng ta thấy ngày nay được khởi đầu với Amazon Web Services.

Trước đó, một người hoặc nhóm người gọi là lập trình viên, kỹ sư phần mềm thường làm luôn công việc của DevOps. Dần dần, hệ thống trở nên phức tạp, các dự án lớn cần nhiều người phối hợp nên độ chuyên môn hoá cao, vậy là nảy sinh ra DevOps.

DevOps có một phần của lập trình viên, một phần của SysAdmin mạng máy tính, đôi khi còn có một phần của IT HelpDesk.

Các công cụ thường dùng của DevOps

Tóm lại, DevOps khá giống bịch bông, trên đe, dưới búa đập ình ình. Nghe có vẻ buồn cười nhưng nếu DevOps không giỏi, họ có thể bị các đám còn lại coi khinh, nhưng nếu họ giỏi, thì họ lại là bệ đỡ vứng chắc giúp cho những thành phần còn lại toả sáng.

Tui đi dạo vì có nhiều thứ về DevOps tui chưa biết

Tui có biết vài thứ mà sau khi nhìn vào các stack thông dụng được liệt kê tui tự đánh giá bản thân có kiến thức, kỹ năng gần với LAMP Stack nhất.

LAMP stack gồm những gì?

Tui hãy còn biết quá ít ỏi về các công cụ như Git, Docker, Chef, Jenkins, AWS, Google Cloud Platform, Microsoft Azure,… dù thi thoảng có sử dụng đến vài món khi triển khai một phần mềm ứng dụng chạy trên nền PHP hoặc Perl.

Thảng hoặc tui cũng có đụng đến Odoo, Django Framework, app trên nền Microsoft SharePoint, hoặc app trên nền IBM WebSphere… nhưng rồi cũng chỉ dừng ở mức mang tính biểu diễn chơi, kiếm chút chi phí cà phê khi mentor cho vài “IT man”, không mang tính nghề ngỗng gì.

Với đoạn viết bên dưới, tui bắt đầu cuộc dạo chơi của mình để dần dần thử làm một gã DevOps cho vài dự án kiểu lính đánh thuê xem sao. Dám cá rằng nếu bạn là dân trong nghề, bạn thấy bài viết này hoàn toàn vớ vẩn, bậy bạ, kiến thức lởm khởm,… nhưng mặc kệ bạn, blog của tui tui cứ viết 😜

Cài một web panel tên Virtualmin để dễ quản lý web server ảo

SSH thẳng vô Ubuntu server của tui sẵn sàng ở dấu nháy lệnh như bên dưới:

SSH vào máy ảo, hãy xem nó như một con VPS

Truy cập ngay vào website chính chủ của Virtualmin, một web panel nguồn mở, để điều khiển một con VPS hoặc server họ Linux thông qua giao diện web. Tui đang nhìn thấy có cái gì trông như thế này:

Đoạn hướng dẫn cài đặt Virtualmin tại trang web chính chủ

Gõ lại dòng (1) ở hình trên vào Terminal để tải file script về Ubuntu Server máy ảo của tui để sẵn sàng cho việc cài đặt. Mất chừng 5 giây script đã tải xong, nằm ngay trên thư mục hiện tại. Tui nhảy dựng lên, phát ngay một lệnh sau:

sudo sh virtualmin-install.sh

Script cài đặt Virtualmin đáp lại tui, nó hiện lên vài thông tin thông báo để bạn hiểu được chuyện gì sắp xảy ra. Trông giông giống như sau:

Xác nhận cài Virtualmin

Chỉ cần Yes là script thực hiện việc cài đặt. Sau khi tui bấm Yes, mọi chuyện cứ ngỡ đầu xuôi đuôi lọt, hoá ra không hoàn toàn suôn sẻ chút nào hết trơn, hiện lên mớ gì đó:

Lỗi cài Virtualmin
Lỗi cài đặt Virtualmin

Tui còn biết làm gì hơn ngoài việc cố đọc hiểu lỗi là gì để chỉnh sửa nhằm đáp ứng yêu cầu của Virtualmin trước khi thử lại. Tui đã làm như gợi ý, phát ngay lệnh:

sudo dpkg --configure -a

Một mớ cái gì đó chạy chạy, mất gần 10 phút, hiện lên những dòng cuối cùng trước khi xuất hiện lại dấu nhắc lệnh, trông tím lim trời mây như này:

Ubuntu hiển thị quá trình cập nhật, yêu cầu khỏi động lại

Tui quất ngay lệnh sudo reboot để khởi động lại ngay và luôn không chậm trễ một giây nào. Ngay sau khi máy khởi động lại, tui tiếp tục SSH vào nó để trở lại với lệnh chạy script cài đặt Virtualmin.

Lần này, liệu có may mắn nào xảy ra? Tui đang rất mong chờ, gõ dòng này trong lúc máy ảo đang khởi động.

Virtualmin hỏi tên đầy đủ như máy tui phục vụ public ra Internet vậy

Nhập tên vô y chang server đang chạy với một địa chỉ IP dạng public có thể truy cập từ Internet vậy, rồi Enter xem chuyện gì tiếp theo? Hoá ra Virtualmin tải về những thành phần của nó, trước đó nó dự kiến tới 2GB chỗ trống. Tui ngồi đợi mất hơn bốn chục phút, mạng mẽo Việt Nam ra quốc tế quá hẻo, tốc độ gì đâu có 300Mbps mà thôi. Rồi cũng thấy kết quả:

Cài đặt Virtualmin thành công

Mở trình duyệt ra, gõ địa chỉ như gợi ý ở hình trên, tức là địa chỉ:

https://lamp.ubuntu2204.local:10000
hoặc https://10.0.2.15

Người khác làm theo tui? Họ sẽ nhìn thấy dòng địa chỉ khác với ở tên chứ hổng thể nào y chang đươc trừ khi họ có VPS có địa chỉ IP nội bộ hoặc cài mạng LAN có máy ảo đặt IP giống của tui. Enter một phát, những gì xuất hiện trên màn hình làm tui không tin vào mắt mình:

Cảnh báo SSL không an toàn
Báo lỗi này là bình thường vì SSL không được trust

Chỉ cân bấm nút Advanced như trên hình để bung ra một khung, giúp cho việc đi tiếp có thể thực hiện được. Khung cũng có nút bấm:

Chấp nhận rủi ro SSL
Bấm vào nút để chấp nhận rủi ro

Màn hình đăng nhập Virtualmin với tư cách ông trùm quản trị hiện lên:

Màn hình đăng nhập Virtualmin

Lập tức điền username và mật khẩu rồi bấm nút Sign in để được Virtualmin cho phép vào màn hình tiếp theo. Vì mới cài đặt xong, nên sẽ hiện lên các bước “hậu cài đặt”, ta lần lượt đi qua để những lần sau Virtualmin đã có thông số, không hỏi lại nữa:

Hậu cài đặt Virtualmin, cửa sổ dạng Wizard hiện lên, cứ bấm Next

Qua một màn hình kế tiếp cũng có nút Next:

Thiết lập GUI của Virtualmin
Chỉ có Yes, No mà thôi, cứ đọc hiểu và click vào

Một màn hình khác lại hiện ra, liên quan đến trình quét virus nguồn mở danh tiếng ClamAV:

Có sử dụng ClamAV hay không?
Click Next để hoàn tất hậu cài đặt

Lại có thêm một màn hình mới, cho phép bạn chọn cơ sở dữ liệu dùng trên hệ thống:

Cơ sở dữ liệu LAMP stack
Chọn cơ sở dữ liệu, đại diện bằng chữ M trong LAMP stack

Các bước còn lại tui cũng chủ yếu bấm Next mà thôi. Nhưng sẽ có một bước tui phải check vào mục Skip check for resolvability vì máy của tui hổng phải là máy public ra Interne, nếu không check vào đó, báo lỗi, tui không thể bấm Next đi tiếp.

Khi thấy xuất hiện dòng chữ Virtualmin post-installation configuration is now complete! là hoàn tất. Lúc này có thể khám phá Virtualmin.

Tạo một server ảo để làm nơi cho một ứng dụng PHP chạy

Trên menu chính của Virtualmin, click mục Create Virtual Server sẽ ra một màn hình để điền thông số:

Tạo server ảo trong Virtualmin
Điền các thông số rồi bấm nút Create Server

Trong vòng 1 phút server ảo sẽ được tạo xong dựa trên domain mà bạn cung cấp vào (2) ở hình bên trên. Khi xong, thử nhập địa chỉ đó lên thanh địa chỉ trình duyệt, hình ảnh tui nhìn thấy:

Màn hình mặc định virtual server
Màn hình cho thấy tài khoản virutual server vừa tạo đã hoạt động

Click nút Login to Virtualmin, nhập username (là card), và mật khẩu để đăng nhập. Lúc này màn hình không phải của trùm quản trị nên đơn giản hơn, ít chức năng hơn:

Màn hình dành cho người dùng Virtualmin với tư cách Admin của 1 virtual server

Chú ý: tui đã vọc khá thuộc bài nên tui phân biệt được trình quản lý hosting vơi lại website tuy cùng địa chỉ URL nhưng khác port. Cụ thể trong ca đang xử lý như sau:

http://card.ubuntu2204.local : đây là địa chỉ website
còn https://card.ubuntu2204.local:10000 : đây là địa chỉ để truy cập vào Virtualmin, địa chỉ này user card không có quyền sudo để thực hiện các tác vụ hệ thống, mà chỉ làm được một số việc của user bình thường, và thư mục của user này là /home/card
địa chỉ https://lamp.ubuntu2204.local:10000 là địa chỉ có thể truy cập với quyền root của server hoặc quyền của user gọi là sudoer, đánh lệnh Terminal để cấu hình này nọ là dùng với user này.

Vì server là của tui nên tui có thể luân chuyển các quyền qua lại khi cần thiết. Nhưng tui cũng luôn dựng tóc gáy lên (không phải do sợ hãi, 😳 mà tui đang nghĩ mình là một bác… cự đà Nam Mỹ ) để kịp nhìn nhận đang ở vai trò user nào trên hệ thống.

Không được nhầm lẫn để rồi cảm thấy… ủa ủa gì đó là hổng phải. Cũng từ nay khi đã cài Virtualmin, khi truy cập địa chỉ lamp.ubuntu2204.local (tương đương địa chỉ IP 10.0.2.15) với quyền trùm, tui có thể click vào menu Terminal để gõ lệnh mà không còn cần SSH từ của số Putty hoặc Ubuntu Terminal của máy tính desktop tui đang nữa.

Thử vào File Manager, upload một file lên, xả nén ra thành một số file, thư mục con:

Quản lý file với File Manager

Vậy là truy cập vào mục docs xem có gì trong đó, nhập như sau lên thanh địa chỉ trình duyệt của tui:

http://card.ubuntu2204.local/docs/docs/index.html

Hiện ra một màn hình trông khá đẹp mắt của một phần mềm vCard:

InfyVCards-SaaS
Màn hình chào của InfyVCards-SaaS

Click ngay nút Get start màu xanh lá sáng khá bắt mắt để xem chi tiết tài liệu:

Yêu cầu về PHP để cài InfyVCards-SaaS
Yêu cầu để cài đặt InfyVCards-SaaS: Technologies Used

Cái vùng khoanh đỏ ô-van này mới làm tui cảm thấy chột dạ quá chừng. Lý do: mặc định khi cài Virtualmin, phiên bản PHP sẽ là 7.4.x theo như tui được biết cách đây vài tuần. Dù gì đi nữa, kiểm tra lại cho chắc ăn. Quay lại File Manager, tui tạo một file check-php-ver.php có thông tin:

<?php
phpinfo();
?>

Nhập lại đường dẫn đẩy đủ lên thanh địa chỉ trình duyệt, tức như sau:

http://card.ubuntu2204.local/check-php-ver.php

Hiện thông tin về PHP ra màn hình cái nào… Màu tím xám nhạt của PHP khiến tui bất an quá:

Thông tin từ hàm phpinfo trả về

Ui, may mắn làm sao, Virtualmin phiên bản vừa cài đặt đây đã mặc định PHP 8.1. Tui mừng quá, đỡ vất vả hẳn. Nếu không lại phải loay hoay với cái gọi là multi-version, cài cắm mệt bở hơi tai chưa chắc đã chạy được.

Nhưng vẫn còn một lăn tăn nhỏ đó là trên hệ thống của tui là MariaDB, trong khi phần mềm ghi là MySQL. Mặc dù 2 phần mềm cơ sở dữ liệu này rất giống nhau, có cùng nguồn gốc nhưng không luôn luôn phần mềm có thể chạy được nếu lập trình viên có sử dụng cái gì đó đặc trưng của riêng một trong hai phần mềm này.

Dù sao, tui cũng cứ thử xem thế nào, lúc đó mới biết được chứ ngồi phỏng đoán sẽ không đi đến đâu.

Cài đặt InfyVCards-SaaS phiên bản 8.2.0

Đây là một ví dụ thực tế khách hàng thuê tui cài đặt một ứng dụng được họ mua từ trang CodeCanyon.net – một thành viên của hệ sinh thái Envato. Đây gọi là DevOps sẽ khiến những bạn DevOps cười khúc khích bởi nó trông quá “múa rìu qua mắt thợ”, hoàn toàn là một ca quá sơ khai, kiểu như… lùa gà ☺ 😊

Đúng, tui đến với DevOps theo kiểu “dân chơi nhạc rừng”, không tranh cãi với các bạn làm gì. Kiến thức, kỹ năng DevOps của tui hoàn toàn tự học dựa trên nền…. cài Win dạo trong chục năm 2002-1012. Cái sở học tui thấm đẫm không theo mô thức nào.

Bài viết này cũng mang tính chất đọc chơi, không phải là một tech blog, dân trong nghề cố đọc để rồi phát bực mình, âu đó là sự nhầm nhọt vậy.

Xem thử gói cài đặt InfyVCards-SaaS version 8.2.0 có gì?

Một file ZIP gồm có: 1 thư mục docs và một file dist.zip. Trong thư mục docs có nhiều file, thư mục con, còn khi giải nén file dist.zip ra được nhiều thư mục khác, theo cấu trúc của một ứng dụng PHP được viết trên nền Laravel.

Thư mục docs

Phỏng đoán ban đầu của tui hệ thống (web server và PHP) phải đáp ứng được yêu cầu cho cả Laravel và yêu cầu riêng của InfyVCards-SaaS.

Lần lượt chúng ta phải giải quyết các yêu cầu này trước khi InfyVCards-SaaS có thể chạy được.

Thiết lập môi trường cho Laravel, InfyVCards-SaaS

Tui di chuyển thư mục docs vào public_html rồi gõ lên trình duyệt:

http://card.ubuntu2204.local/docs

Ra một trang hướng dẫn đầy đủ do người cung cấp InfyVcards-SaaS cung cấp, hình hài trang trông như sau:

Tài liệu hướng dẫn của InfyVcards

Click nút Get started tui được dẫn đến một trang khá dài, được bố trí theo kiểu chương phần như một tài liệu học thuật hoặc cuốn sách. Tui không định liệt kê hết mọi thứ ra đây, chỉ tập trung vào việc làm sao cài được phần mềm.

Vậy là kiểm đếm lại xem hệ thống đã có gì? Trên hệ thống đã có PHP 8.1, MySQL 5.6+ thì tui có MariaDB 10.6. Hai món jQuery, Ajax phía client, tức dùng bất cứ trình duyệt web thông dụng nào chạy trên Windows 10 đều đáp ứng.

Đọc tiếp đoạn docs dở dang ngay bên dưới đoạn Technologies Used đề cập bên trên, tui đến đoạn Installation Guide → System Requirement thấy có các thông tin:

Có 2 yêu cầu: 1 cho Laravel, 2 cho PHP đang trên hệ thống

Giải quyết (1): Laravel Requirements (tạm hiểu là những yêu cầu để có thể đáp ứng được hoạt động của framework Laravel – được xem là một trong những nền tảng mạnh nhất trong làng PHP). Tui đã thực hiện lệnh ở Terminal (giờ đây dùng của Virtualmin tại lamp.ubuntu2204.local) như sau:

Cài đặt Composer – công cụ để cài đặt các gói PHP

Khi đã có Composer rồi, cài Laravel là việc gõ lệnh, ngồi vuốt râu đợi mà thôi! Có phải dzậy hông? Đơn giản vậy có thể một nhóc học lớp 4 cũng trở thành một tay DevOps cả rồi. tui thử tạo một project Laravel với lệnh:

composer create-project laravel/laravel app-cua-tui

Nó sẽ hiện lên những thông báo thú vị trông đến là bối rối như sau:

Hệ thống chưa đáp ứng yêu cầu cài đặt Laravel

Tui đành copy lại cái danh sách những PHP Extension được yêu cầu ra một trình soạn thảo văn bản text thô, trên máy của tui là GNOME Text Editor, rồi biến nó thành:

sudo apt-get install -y php8.1-mysqlnd php8.1-opcache php8.1-pdo php8.1-xml php8.1-calendar php8.1-ctype php8.1-dom php8.1-exif php8.1-ffi php8.1-fileinfo php8.1-ftp php8.1-gettext php8.1-iconv php8.1-mbstring php8.1-mysqli php8.1-pdo_mysql php8.1-phar php8.1-posix php8.1-readline php8.1-shmop php8.1-simplexml php8.1-sockets php8.1-sysvmsg php8.1-sysvsem php8.1-sysvshm php8.1-tokenizer php8.1-xmlreader php8.1-xmlwriter php8.1-xsl

Lòng mừng khấp khởi, phen này lệnh chạy vun vút như quái xế đua xe. Ngay khi Enter, nhìn lại thấy… hơi ơi là:

Reading package lists... Done
Building dependency tree... Done
Reading state information... Done
Note, selecting 'php8.1-mysql' instead of 'php8.1-mysqlnd'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-pdo'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-calendar'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-ctype'
Note, selecting 'php8.1-xml' instead of 'php8.1-dom'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-exif'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-ffi'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-fileinfo'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-ftp'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-gettext'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-iconv'
Note, selecting 'php8.1-mysql' instead of 'php8.1-mysqli'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-phar'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-posix'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-shmop'
Note, selecting 'php8.1-xml' instead of 'php8.1-simplexml'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-sockets'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-sysvmsg'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-sysvsem'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-sysvshm'
Note, selecting 'php8.1-common' instead of 'php8.1-tokenizer'
Note, selecting 'php8.1-xml' instead of 'php8.1-xmlreader'
Note, selecting 'php8.1-xml' instead of 'php8.1-xmlwriter'
E: Unable to locate package php8.1-pdo_mysql
E: Couldn't find any package by glob 'php8.1-pdo_mysql'
E: Couldn't find any package by regex 'php8.1-pdo_mysql'

Đành ngồi mà sửa thủ công lại câu lệnh theo như gợi ý lẫn báo lỗi trên, giờ đây câu lệnh trông có vẻ gọn gàng, ngắn hơn:

sudo apt-get install -y php8.1-mysql php8.1-opcache php8.1-common php8.1-xml php8.1-mbstring php8.1-readline php8.1-xsl

Khi câu lệnh chạy, hoá ra trên hệ thống đã khá đầy đủ rồi, thông báo như sau:

Reading package lists... Done
Building dependency tree... Done
Reading state information... Done
php8.1-common is already the newest version (8.1.2-1ubuntu2.14).
php8.1-common set to manually installed.
php8.1-mbstring is already the newest version (8.1.2-1ubuntu2.14).
php8.1-mbstring set to manually installed.
php8.1-mysql is already the newest version (8.1.2-1ubuntu2.14).
php8.1-mysql set to manually installed.
php8.1-opcache is already the newest version (8.1.2-1ubuntu2.14).
php8.1-opcache set to manually installed.
php8.1-readline is already the newest version (8.1.2-1ubuntu2.14).
php8.1-readline set to manually installed.
php8.1-xml is already the newest version (8.1.2-1ubuntu2.14).
php8.1-xml set to manually installed.

Chạy lại lệnh composer tạo một project Laravel xem sao. Hy vọng lần này Laravel đã sẵn sàng làm việc. Nào xem thông báo có gì?

Your requirements could not be resolved to an installable set of packages.

  Problem 1
    - spatie/laravel-ignition[2.0.0, ..., 2.3.2] require ext-curl * -> it is missing from your system. Install or enable PHP's curl extension.
    - Root composer.json requires spatie/laravel-ignition ^2.0 -> satisfiable by spatie/laravel-ignition[2.0.0, ..., 2.3.2].

Vẫn còn lỗi, tui bồi thêm câu lệnh: sudo apt-get install php8.1-curl xem sao, rồi lại tạo project. Lần này chạy cái gì đó mất chừng 1 phút, và thấy có màu xanh lá cây, tui cho rằng đã ổn, với thông báo sau:

83 packages you are using are looking for funding.
Use the `composer fund` command to find out more!
> @php artisan vendor:publish --tag=laravel-assets --ansi --force

   INFO  No publishable resources for tag [laravel-assets].  

No security vulnerability advisories found.
> @php artisan key:generate --ansi

   INFO  Application key set successfully.  

OK, giờ thì đã có thể nạp App InfyVcards-SaaS kia vào chạy được rồi. Nào, thực hiện các bước:

Giải quyết (2): rất đơn giản mà thôi, chắc chắn trong Virtualmin tồn tại đâu đó, tui liền tìm kiếm và thấy ngay:

Cấu hình PHP-fpm trong virutualmin

Hình minh hoạ trên có được bằng cách vào menu Web Configuration → PHP-FPM Configuration → Edit Configuration Manually (icon cuối, có hình cây bút viết trên cuốn sổ). Ba dòng 18-20 chính là dòng tui vừa thêm.

Sau khi đã ổn với Composer, tui di chuyển thư mục vcards có được từ file dist.zip giải nén đã đề cập vào thư mục /home/card

Tui bắt đầu làm biếng nên hỏi khách hàng là thư mục web root có nhiều site hay chỉ có mỗi cái ứng dụng vcards này, được đáp rằng chỉ có mỗi nó. Vậy là khoẻ cho tui gì đâu.

Tui liền xoá thư mục web root mặc định /home/card/public_html đi, tạo ngay một soft link mang tên public_html ở ngay trong /home/card để Apache HTTP Server vẫn nhìn nhận thư mục gốc web root (tức tương đương htdocs nếu cài Apache mặc định) vẫn y như cũ. Tất nhiên, soft link này trỏ đến /home/card/vcards/public để phần mềm nạp lên đúng.

Tiếp theo, chỉnh sửa nội dung file .env , file này có đường dân cụ thể đầy đủ như sau:

/home/card/vcards/.env : đây là file ẩn, cho nên nếu không nhìn thấy nó, cần phải chỉnh trên Virtualmin để hiện file ẩn, hoặc dùng chức năng Terminal của Virtualmin gõ lệnh ls -a /home/card/vcards

Nạp các thông số cấu hình như hướng dẫn trong docs của phần mềm:

Cấu hình .env cho Laravel 10.x
Thông số cấu hình .env

Vì khách hàng chỉ muốn xem qua phần mềm, chưa cần phải cài đặt đầy đủ chức năng nên tui bỏ qua phần cấu hình mail. Chỉ cần như hình trên đã tạm đủ để chạy.

Tiếp theo, dùng Virutualmin tạo cơ sở dữ liệu (trong MariaDB) có tên vcards, gán người dùng tên card và mật khẩu như hình thông số .env kể trên.

Ta có cơ sở dữ liệu ban đầu của phần mềm được đặt tại file:

/home/card/vcards/database/infy-vcards.sql

Tất nhiên là tui có thể chọn 2 phương án là gõ lệnh trực tiếp từ command line ngay trên Virtualmin hoặc từ máy tính client của tui vì khách đã gửi cho tui file, và tui dễ dàng upload qua phpMyAdmin.

Vì file dữ liệu chỉ có 2,1 Megabyte mà thôi nên tui dùng phpMyAdmin cho trực quan một chút. Kết quả import vào trông như sau:

Dữ liệu vcards được nhìn thấy trong màn hình phpMyAdmin

Đến đây, tui đã thiết lập xong mọi thứ. Giờ chỉ còn giống như đợi cắt băng khánh thành mà thôi.

Truy cập InfyVCards-SaaS lần đầu tiên

Mặc dù triển khai hàng trăm dự án CNTT từ đơn giản đến phức tạp khác nhau nhưng tui luôn có cảm giác hồi hộp mỗi khi mở màn một cái mới như hiện đang. Để bớt hồi hộp, tui đành phải mở trình duyệt web lên, gõ dòng:

http://card.ubuntu2204.local

rồi nhắm mắt lại trước khi bấm Enter. 5 giây sau, tui mở mắt lại, có cái gì hiện trên màn hình? Đây là cái mà tui nhìn thấy:

Màn hình InfyVCards-SaaS vừa mới cài đặt xong

Lúc này tui đành quay lại đọc docs xem có tài khoản mặc định nào không để mà đăng nhập xem như một người quản trị hệ thống. Không cần phải lăn tăn, tài khoản đó luôn có, và tui đã login thử:

Màn hình đăng nhập

Ngay sau Enter chừng 2 giây, hiện ra như này:

Màn hình Admin trên phần mềm

Đến đây, xem như tui tạm xong thoả thuận với khách hàng, việc còn lại để him vọc.

Đăng tại Chưa phân loại

Chỉnh hiệu suất WordPress theo gợi ý từ chính chủ trong Admin Dashboard

Cái trang web này vậy mà ngày nào cũng có vấn đề xảy ra. Luôn luôn là như vậy. Khi bạn duy trì một trang web, đăng nhập vào làm việc với nó mỗi ngày, cảm giác giống như tui có một cây cảnh, con thú cưng vậy đó. Chiều ngày hôm qua tưới cây, tui không thấy có một con sâu nào. Sáng nay, vừa mới xịt phun sương được vài cái bỗng nhìn thấy cái gì đó như là một… con sâu, chó cưng bỗng có vài con ve.

Login vào Admin Dashboard (bảng điều khiển dành cho người quản trị) WordPress

Mới cách đây chưa lâu, khi tui login vào trình quản lý website này để xem lại bài ngày hôm qua viết dở dang, có chút thời gian rảnh nên muốn hoàn thành nó, bỗng nhiên thấy có cái thông báo như sau:

WordPress đề xuất thực hiện 2 cải tiến

Có phải ngày hôm nay mới hiện lên màn hình này? Không, tui chắc rằng nó đã thông báo từ trước đó rất lâu rồi. Thực lòng mà nói, lâu nay tui cũng ít chú ý bởi vì thấy rằng trang web mình đã nạp với một tốc độ không tệ tí nào nên thấy chưa cần phải chỉnh chọc.

Hôm nay, bỗng nhiên cái thông báo này gây… ngứa mắt làm sao, tui muốn dẹp nó đi, không hề muốn chậm trễ hơn.

Như trên cửa sổ có thể thấy có cái link tài liệu hướng dẫn để xem nó là cái gì, nó nói cái gì trong đó liệu tui có hiểu chút nào chăng?

Sau khi đọc một lát thì thấy rằng khi cài đặt PHP bị thiếu mất Extension, còn gọi với từ khác là phần mở rộng, mô-đun, trình cắm,… Nhưng thực sự, khi hiểu đúng, chúng dạng thư viện, mục đích hỗ trợ PHP thực hiện một số công năng nào đó mà bản thân PHP không, hoặc chưa được trang bị.

Thực hiện theo gợi ý của WordPress ngay và luôn

Sau khi đọc một hồi, tui hiểu rằng WordPress yêu cầu có 2 vấn đề được cải tiến, vấn đề thứ nhất liên quan đến cài đặt một mô-đun để xử lý hình ảnh sang xịn mịn hơn. Vấn đề thứ hai liên quan đến chức năng gửi email của WordPress, cụ thể ở đây là để email đáng tin cậy, bớt rơi vào thư mục rác.

Xử lý cải tiến thứ nhất: cài đặt, kích hoạt mô-đun imagick

Vì sao phải có mô-đun Imagick? Trước đây, và ngay cả hiện nay, GD là một thư viện xử lý ảnh mà các ứng dụng PHP thường sử dụng vì nó gọn nhẹ, phổ biến. WordPress cũng sử dụng GD. Nhưng những phiên bản WordPress gần đây thấy rằng tận dụng sức mạnh của ImageMagick cũng rất đáng giá về hiệu suất nên gợi ý người dùng cài thêm để sử dụng.

Mô-đun imagick cài cho PHP (tức một PHP Extension) này sẽ có nhiệm vụ gọi đến thư viện xử lý đồ hoạ nguồn mở rất nổi tiếng mang tên ImageMagick.

Với sự hiểu biết của tui từng vọc nhiều thứ, tui biết rằng có 2 việc phải làm: 1. Cài thư viện ImageMagick cho hệ điều hành, đây chính là công cụ để xử lý hình ảnh; 2. Cài mô-đun imagick cho PHP, đây chính là chiếc cầu nối để kết nối gửi lệnh xử lý hình ảnh đến ImageMagick.

Nếu thiếu một trong hai thứ vừa kể trên chắc chắn hệ thống không làm việc được đúng như mong đợi. Tui gom lại bằng các câu lệnh sau:

Cài thư viện ImageMagick và mô-đun PHP imagick

Lỗi chụp màn hình trên có lỗi, cần sửa php2nmod thành phpenmod.

Ổn rồi thì nhớ restart lại web server để web server và php-fpm nhận ra có sự thay đổi ở PHP. Kiểm tra với một file php có gọi hàm phpinfo() tui thấy như sau:

Cài đặt được rồi nhưng giờ WordPress có hoạt động với cái chức năng cải tiến này hay không cần phải có phép thử nghiệm. Không cần phải kích hoạt này nọ, tui đọc thấy nếu WordPress phát hiện ra có PHP imagick nó sẽ tự động ưu tiên thay vì GD. Nhưng Imagick có hoạt động hay không lại là chuyện khác, cần thực hiện việc kiểm tra.

Tui thực hiện như sau:

Mở thư viện hình ảnh ra chọn 1 cái để xử lý

Một cửa sổ bung lên, nó là như sau:

Chỉnh sửa ảnh trong thư viện Media.

Click ngay vào nút Sửa ảnh, hiện lên một cửa sổ chỉnh sửa khác:

Cửa sổ chỉnh sửa ảnh trống trơn, báo hiệu điều gì đó bất ổn

Tui chỉ có thể thốt lên: ui, hổng ổn rồi. Nhưng vẫn cứ cố thêm một lần khi click vào nút Image Rotation, chọn một kiểu xoay trong menu xổ xuống xem có chuyện gì xảy ra? Nó hiện ngay lên:

Lỗi thật sự hiển hiện ngay trước mắt

Vậy là phải tìm lỗi do đâu. Cái này nếu tui chỉ mới vọc PHP, máy chủ Linux một thời gian ngắn e rằng tui “khóc tiếng Mán”, thiệt sự là như vậy. Trong trường hợp này, tui cũng có chút kinh nghiệm về quản trị server học mót từ hồi đi triển khai các dự án, nên hơi bối rối chút xíu… để nghĩ đến việc phải xem nhật ký lỗi trên hệ thống để tìm nguyên nhân.

Theo tra cứu người ta nói rằng có thể thông số memory_limit trong cấu hình php.ini hơi thấp nên chỉnh cao hơn. Tui vô chỉnh thông số này lên 128MB (hiện đang có 64MB) mà thôi. Giờ thì kết quả đã ổn rồi:

Lật một cái ảnh theo chiều ngang, đã ổn

Như vậy, cải tiến thứ nhất đã được xử lý xong sau một hồi loay hoay.

Xử lý cải tiến thứ hai: chỉnh chọc DMARC:

WordPress cảnh báo việc gửi email chưa ổn

Cái này nghe có vẻ gì đó rất gì đó nhưng tui đã xử lý gọn nhẹ, nhanh hơn tui có thể tưởng tượng bởi vì trước đây đã từng làm cho nhiều khách hàng nên nói là thuộc nằm lòng có vẻ hơi quá, nhưng không cần phri tra cứu cũng biết cách làm.

Tui lập tức vào trong dịch vụ email của tui là Zoho, kiểm tra xem đã bật app password trong đó hay chưa? Thông số của Easy SMTP của tui đã khớp hay chưa?

Thông số của plugin Easy SMTP (dùng bản miễn phí Easy WP SMTP Lite) có vẻ ổn

Gửi email test thử đến một email Gmail của tui xem thế nào. Chắc chắc đến 90% rơi vào mục Spam. Đó chính là lý do để mà chỉnh DMARC.

Việc này mất 30 giây mà thôi nhưng phải đợi ít nhất 5 phút mới có thể gửi email test lại để xem có vào Inbox hay chưa? Các bước làm như sau:

Login vào trình quản lý domain của tui tạo một record có kiểu là TXT với giá trị sau:

v=DMARC1; p=reject; rua=mailto:info@khoancatbetong.com; pct=100; adkim=s; aspf=s

Sau chừng 5 phút tui mở trang mxtoolbox.com lên để kiểm tra xem DMARC đã ổn hay chưa? Kết quả:

Kiểm tra DMARC đã cấu hình ổn

Vậy là xong rồi đó. Hai cải tiến đã được chỉnh theo gợi ý của WordPress

Đời không như mơ: sự kinh hoàng của plugin lạ xuất hiện

Sau khi xong xuôi, bỗng nhiên nhìn dải menu bên trái Admin Dashboard xuất hiện 2 plugin ở đâu lạ hoắc, tui nghi do Easy SMTP hoặc một plugin nào đó trên hệ thống có đoạn mã tải về kèm. Vì tui dám cá 100% rằng không có chuyện cài WPForms Lite và All in One SEO làm gì.

Chán thật, đã từ bỏ Windows bởi vì bloatware, giờ đây WordPress cũng lại dính phải cái nạn này. Hổng lẽ tương lai tui phải “Create Your Own CMS” chứ?

Đang cơn bực tức, tui mở wp-config.php ra thêm dòng này:

define( 'DISALLOW_FILE_EDIT', true );

Cười ngoác cả mồm miệng ra khi kiểm tra lại Site Health Screen thì thấy như sau:

Vấn đề nghiêm trọng đã xảy ra. Lại thêm 1 cải tiến được đề xuất

Coác boạn thấy rùi đoá, cái ni được người ta gọi là “từ trâu lành chữa thành trâu què”. Tui hết biết làm gì luôn. Hẹn trở lại trong một bài chỉnh chọc khác.

Đăng tại Chưa phân loại

Sửa lỗi PageSpeed Insights: Document does not have a meta description

Khi tui kiểm tra trang web của tui trên trang PageSpeed Insights, nó đã báo điểm SEO thấp lè tè, đâu đó 90 mà thôi. Tui cũng không phải hạng quá khích về SEO, chủ yếu thích là trang web nạp nhanh hơn mà thôi.

Nguyên nhân của lỗi này là gì?

Ở đây tui sử dụng WordPress làm trang web này nên chỉ bàn đến WordPress mà thôi. Trong thực tế, những trang web sử dụng mã nguồn khác hoặc “code bằng tay” thì cũng không khác mấy về mặt lý thuyết.

Việc này là sao? Là trong phần HEAD của HTML thiếu mất dòng sau:

Dòng mô tả vắn tắt nội dung trang web hiện tại

Tui ngạc nhiên tột độ về việc này khi tự biến mình thành… niu bai 😢. Khi tui nghĩ về thứ huyền thoại (thực ra tui cho rằng đó là hoax) đâu đó hổng nhớ rõ cho lắm: rằng những tay mơ trong làng web, đám nghiện WordPress từng nghĩ rằng WordPress là một phần mềm làm Web được xem là “hỗ trợ SEO tốt nhất”. Vậy mà, nhảy ngay vào trang home page dính ngay lỗi ngớ ngẩn như này.

Ui, bàn về việc “tưởng dzậy mà hổng phải dzậy” có khi phải viết cả kho sách, tui chỉ muốn làm sao cho có cái dòng này vào WordPress mà thôi.

Kiểm tra thêm các trang con xem sao?

Tui mở đại một trang trên này, cụ thể nó là trang nói về tự học nhưng kết quả hổng ngon để xem thử có dòng đó không? Lần nữa, tui lại ngạc nhiên… thích thú khi cũng hổng có dòng này luôn. Hahaha, vậy mới kinh dị làm sao chứ!?

Vậy là hổng có dòng mô tả nào như vậy trong tất cả các trang, bài trên web của tui. Phải chăng, do vậy mà điểm SEO thấp? Chưa biết được, tui cứ thử áp dụng, vài tuần sau kiểm tra lại xem sao.

Thực ra, những cái về meta này Google nói gì tui cũng chưa bao giờ tra cứu thử xem nó có tác dụng gì hay không.

Trong quá khứ tui có đọc đâu đó rằng kể từ ngày X, tháng Y, năm Z nào đó Google sẽ bỏ qua những mô tả trong phần meta để tránh bị dân làm SEO nhồi nhét những thứ vớ vẩn, mô tả chỉ cốt để lên top mà không phản ánh đúng nội dung của trang. Google vẫn chú trọng nội dung bên trong hơn là phần mô tả này.

Đợi gì mà không tham khảo lại xem những thẻ meta nào Google vẫn còn tham khảo đến.

Làm nhanh một Google tìm kiếm, thấy một trang từ đất nước Kangaroo nói rằng:

It was 21 September 2009 when Google published an article stating they would no longer use meta keywords in ranking web search results.

Trích từ https://www.sitecentre.com.au/blog/meta-keywords

Thực ra, tui vốn là thủ thư nên tui có kiến thức về Metadata trước cả khi Google trở thành một đế chế. Cái thời mà tui tìm kiếm trên những công cụ như WebCrawler, AltaVista, Lycos,… và sục sạo trong những cơ sở dữ liệu học thuật, tra cứu phát minh sáng chế là tui đã hiểu metadata để làm gì, có tác dụng ra sao. Rồi ngay cả “web ngữ nghĩa” là cái gì tui cũng biết từ thời bình minh của World Wide Web.

Cũng đừng nhầm nhọc là Google hoàn toàn phớt lờ các meta đâu nhé. Bằng chứng tui tra cứu thấy như sau:

Tham khảo đầy đủ: https://developers.google.com/search/docs/crawling-indexing/special-tags

Túm lại, biết là một chuyện, có áp dụng hay không lại là chuyện khác. Tui thừa nhận tui biết rất nhiều thứ, nhưng tui biết chỉ để mà biết, hiếm khi xài tới kiến thức đó. Phải chăng đó là một loại… bịnh?

iHihi, aHaha, vậy là Google cũng nhất quán đó chứ, nó báo không tìm thấy meta description content thì nó có hỗ trợ thẻ meta và các thuộc tính này.

Bắt tay vào sửa lỗi ngay và luôn

Đầu tiên, tui cũng bật mí luôn rằng tui rất ít khi cài plugin cho WordPress khi làm web cho khách. Ngay cả trang tui cũng hiếm khi dùng đến vì càng cài plugin càng khiến website của tui giống như mấy gã đeo vàng, phụ kiện thời trang, xăm trổ, đeo khuyên,…. đầy người.

Vậy thì cứ mở file functions.php trong theme lên mà viết thêm code thôi. Đoạn mã có thể trông như sau:

Thẻ meta description cho KACBT
Thêm meta description cho trang web của tui

Như vậy là xong rồi đó. Đoạn mã tự lấy những từ đầu tiên trong bài viết để làm mô tả trong phần description của thẻ meta.

Nếu bạn có sự hiểu biết hơn về SEO, bạn có thể tự tạo phần description này hoặc lấy một đoạn khác trong bài viết thay vì những chữ của đoạn văn đầu tiên của bài.

Hưởng thành quả của một chút chỉnh chọc

Giờ thì có thể vào trang pagespeed chấm web chấm dev (tức là trang PageSpeed Insights của Google trước đây) và nhập địa chỉ của website này vào. Và bùm bùm bùm:

Nỗi lực một chút mỗi ngày, mang lại kỳ tích ở tương lai

Bài học rút ra ở bài viết này là gì? Nghĩa là khi tui chỉnh chọc một chút xíu thôi, website của tui đã cải thiện SEO so với một tá những website khác.

Đăng tại Chưa phân loại