Khó ăn cát bê tông

Menu

Cách tiếp cận vấn đề

Cách tiếp cận vấn đề

Trong thực tế có 2 cách tiếp cận vấn đề thông dụng. Bạn cần sớm chọn một trong hai để bắt đầu, chần chừ sẽ khiến thời gian bỏ bạn lại phía sau.

Hai cách tiếp cận này hay được áp dụng trong khoa học, nhưng trong đời sống chúng ta cũng cần biết để giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn.

Cách 1: từ chi tiết đến tổng quát (quy nạp)

Đi từ quan sát, hình thành mẫu, giả thuyết cần chứng minh, lý thuyết

Quy nạp có gì đó mang tính chất làm để học. Bắt tay vào quan sát, thử bắt tay làm, rút ra được những mẫu thứ chung, rồi kiểm nghiệm, cuối cùng đưa ra lý thuyết mang tính tổng quát hóa.

Quy nạp giúp ta hiểu được cái chung, tổng quát từ những cái riêng, bộ phận.

Cách 2: đi từ tổng quát, chung đến riêng, bộ phận (diễn dịch)

Đi từ lý thuyết đến giả thuyết, quan sát, cuối cùng xác nhận

Bạn sẽ tìm hiểu lý thuyết trước, rồi xem cách cách người ta đặt giả thuyết, quan sát, lập luận, cuối cùng là xác nhận.

Diễn dịch giúp cho từ cái chung, tổng quát hiểu được cái riêng.

Hai cách trên đều giúp người tiếp cận nâng cao quá trình nhận thức. Không có cách nào ưu điểm hơn cách nào mà tùy từng tình huống áp dụng một cách linh hoạt.

Cách 3: vô chiêu nghĩa là hữu chiêu, hữu chiêu cũng là vô chiêu

Cách này lắm lúc mang lại sự thực dụng đáng ngạc nhiên, nhưng trên thế giới người ta không đánh giá cao cách làm thiếu hệ thống như cách này.

Khi là người mới học, người mới trong một lĩnh vực, bạn đừng nên áp dụng cách 3 này bởi vì nó sẽ không giúp ích, sẽ lặp lại rất nhiều sai lầm để học hỏi, tốn thời gian.

Chỉ nên sử dụng cách này khi bạn đã lên một mức gọi là thuần thục trong nghề. Giống như một võ sư, phải ở mức như Lý Tiểu Long, ông ấy mới cảm thấy Vịnh Xuân Quyền là gò bó, nên đã sáng tác ra Tiệt Quyền Đạo. Chuyện này hiếm, bạn khoan mơ mộng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

forty one + = 42