Giới thiệu WordPress dưới góc nhìn người muốn làm Web

Qua thời gian đi dạo trên mạng chúng tôi thấy cần phải viết về WordPress dù đây là đề tài biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Tại sao viết? Vì rằng hoá ra những gã tay ngang về CNTT nói chung, World Wide Web nói riêng sau nhiều năm nghịch phá, vọc chơi với WordPress đã có thể nói gì đó cho người đi sau.

Cảm hứng của bài viết này đến từ đâu?

Cách đây vài ngày, trong lúc vô tình dạo chơi trên mạng thấy đâu đó có một tấm hình chụp 2 “đại ca” có số má trong làng CNTT dù họ không phải là dân CNTT chính gốc. Hẳn bạn từng biết tới tạp chí Tin học có cái tên và logo dễ thương: e-CHÍP, với slogan “Tin học như cơm bình dân“.

Bìa 1 cuốn tạp chí e-CHÍP

Nói chung, tạp chí đó là chân ái một thời với nhiều bạn thế hệ 7x, 8x, 9x, kể cả sau này họ có làm việc trong ngành CNTT hay không.

Không nói dóc, nói đó là “một bầu trời kỷ niệm” với nhiều người làm quen với máy tính, tin học, cả điện thoại có thể cài app thời kỳ đầu.

Rất đáng ghi nhận sự đóng góp của đội ngũ e-CHÍP. Đặc biệt là hai nhân vật: Phạm Hồng Phước, Lê Hoàn. Còn vì sao là e-CHÍP có biểu tượng con gà thì chúng tôi tự dự đoán (nhưng có thể đúng 90%) bật mí luôn cho các bạn nè: 2 ông chú đó đều tuổi con gà (sinh năm 1957). Giờ đây, khi tạp chí đó không còn, bạn vẫn còn có thể giao lưu với 2 chú tại mediaonlinevn.com.

Cùng thời đó cũng có tạp chí “Làm bạn với máy vi tính” cũng vừa là đối thủ cạnh tranh vừa cùng tiến bộ như kiểu Apple với Microsoft.

Okie, nghe dông dài dai dẳng như vậy, chúng tôi cũng có vài tập e-CHÍP trong tay vào cái thời điểm đó nên cũng hiểu được tinh thần “chém gió” mang lại vài thông tin cho ai cần, hữu duyên thì đọc, có khi họ được truyền cảm hứng thì sao?

Giới thiệu nhẹ về WordPress CMS

Vào cái thuở “ban đầu ngơ ngác ấy”, cái thuở mà nhà nhà viết blog, người người viết blog trên bình diện thế giới, có một phần mềm nền web viết blog tên là b2/catalog. Cái này do một gã người Pháp tên là Michel Valdrighi viết nên, rất được các dân viết blog yêu thích.

Đâu đó được hai năm (2001-2023) gã nãy bỗng nhiên “cả thèm chóng chán”, không còn duy trì niềm say mê để mà nâng cấp, hoặc làm gì thêm với b2/catalog. Vậy là nguy cơ phần mềm này sẽ bị bỏ rơi, chết khiến người viết blog mất “đồ chơi”.

Giao diện màn hình viết bài của WordPress thuở ban đầu

Lúc này, có hai gã trai trẻ là Matt Mullenweg người Mỹ và Mike Little người Anh đã tiếp nối công việc phát triển kia bằng cách fork (thuật ngữ trong ngành phần mềm có nghĩa là rẽ nhánh một phiên bản phần mềm nguồn mở để tiếp tục phát triển) và tạo nên phiên bản WordPress đầu tiên vào ngày 27-05-2003.

Năm 2004, một gã tên là Ryan Boren đã thúc đẩy ý tưởng thành hiện thực, và sinh sôi nảy nở về cái khái niệm trình cắm Plugin làm cho WordPress từ một thứ như động cơ kiểu Rolls-Royce đã trở thành cái gì đó phát triển dây cà dây muống thành xe đua F1, máy bay Boeing, Airbus.

Chưa kể là khi chuyển sang giấy phép GPL tổ chức GNU đề xướng thì WordPress phát triển theo kiểu “bốc đầu”.

Những tưởng một thứ làm ra để chơi cho vui, nào đâu thời thế tạo anh hùng kiểu gì mà ngày nay các thứ liên quan đến WordPress đã trở thành một hệ sinh thái khổng lồ. Từ một nền tảng chỉ để viết blog chơi vui của các bạn thanh niên, sau đó được xem như CMS để quản lý nội dung một cách rất chung chung, WordPress nay đã trở thành một nền tảng để phát triển phần mềm trên nền Web rất được yêu thích, dễ sử dụng và bao gồm cả thương mại điện tử, e-Learning, MOOCs, CRM, ERP hoặc tất tần tật những thứ dùng trong văn phòng một doanh nghiệp, tổ chức nào đó.

Ngày nay, thời điểm 2004, chỉ tính riêng những website dùng WordPress làm nền tảng vận hành chiếm hơn 30% trong tổng số 10 triệu website gọi là có lượt truy cập nhiều nhất thế giới.

Giao diện WordPress: trăm hoa đua nở, kiểu gì cũng có

Kết lại phần giới thiệu này chúng tôi muốn “đá đít” các bạn lười tìm hiểu mà cứ lên mạng xã hội hỏi những câu rất vô tri kiểu như “WordPress có làm được web… bán thức ăn thú cưng” (bạn có thể thay “bán thức ăn thú cưng” bằng từ khác, vì có quá nhiều câu hỏi kiểu đó, chúng tôi khó mà liệt kê thấu).

Wikipedia luôn là một nguồn tốt để tìm hiểu thêm, nào, thử ghé trang về WordPress.

Bạn muốn biết thêm một chút về WordPress

Nhảy vô phần này chúng tôi toạc luôn móng heo rằng như bất kỳ nhân vật có ảnh hưởng nào thì WordPress cũng được đánh giá theo kiểu ấy: fan hâm mộ đông đảo và lực lượng anti-fan cũng nhiều vô kể.

Quan điểm của chúng tôi là không sa đà vào những tranh cãi vớ vẩn bởi có nhiều góc nhìn khác nhau cho một cái gì đó. KACBT lèm bèm “mọi cái tồn tại có lý do của nó, chừng nào hết lý do tồn tại nó tự biến mất dù bạn có bình ý kiến ý cò về nó hay không“.

WordPress có slogan là “Just another WordPress site“, trong khi đó những bạn trẻ (ngày mới tạo WordPress) thì “Code is Poetry“. Ngày ấy, người người, nhà nhà viết blog. Bạn có còn nhớ đến Yahoo! 360 và các nền tảng blog khác? Thuở đó cũng WordPress là một ngôi sao đang lên vì nó rất dễ sử dụng, phục vụ tốt cho những người viết blog từ nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp.

Bên dưới là hình 2 đại ca viết mã cho WordPress thuở ban đầu và tới nay niềm yêu thích viết mã liên quan đến WordPress vẫn còn cháy bỏng như lẽ sống.

Ngày nay, hệ sinh thái WordPress đã là một đế chế trị giá hàng tỉ đô la Mỹ, tạo ra công ăn việc làm trực tiếp cho hàng ngàn người. Nếu nói tác dụng gián tiếp của WordPress trên Web, có thể lên đến hàng trăm ngàn, hàng triệu người dính dáng đến WordPress khi mà có đến 30% website bạn truy cập được vận hành trên nền tảng WordPress.

WordPress Meetup là nơi giao lưu

KACBT cũng là một thành viên tham dự trên 50% các buổi giao lưu tại Nha Trang WordPress Meetup. Bạn có thể tìm một cộng đồng như vậy ở địa phương của bạn khi truy cập vào bản đồ WordPress khắp thế giới.

Nha Trang WordPress Meetup vào ngày 25-08-2024.

Nếu bạn thích “bị xao nhãng” bởi mấy cái gọi là mạng xã hội, mời bạn ghé qua Facebook của anh em vọc WordPress Việt Nam tại đây: https://www.facebook.com/wpvnteam/

Đào sâu hơn vào WordPress

Một số khái niệm trong WordPress mà nếu bạn không biết, không nhớ sẽ giống như khi bạn làm toán nhân mà không thuộc bảng cửu chương, bấm máy tính cho bài toán trong phạm vi 100.

Appearance (Giao diện website)

Giao diện (ngoại hình) là để quản lý Theme (mẫu thiết kế) của bạn. Từ đây, bạn có thể cài đặt, xóa, cập nhật và kích hoạt các giao diện. Các menu của nó cho phép bạn thay đổi diện mạo và hành vi của trang web của bạn.

Quản lý WordPress Appearance
Trang quản lý giao diện của WordPress.

Tùy thuộc vào chủ đề, một số mục trong menu giao diện có thể không xuất hiện với bạn vì một số tùy chọn trong giao diện dựa trên chủ đề.

Comments (Bình luận)

Bình luận là những nội dung được gắn liền trực tiếp với một bài viết cụ thể. Người dùng có thể để lại bình luận phản hồi về các nội dung khác nhau trên trang web của bạn.

Phần cho phép người dùng viết bình luận

Khi bình luận được đăng lên, hiển thị ngay bên dưới nội dung bài viết, trông như này:

Nội dung comment của người dùng, khách ghé trang web

Chức năng bình luận thường được sử dụng nhất với các bài viết trên blog và các bài báo tin tức để cho phép thảo luận về các chủ đề gần đây hoặc đang được quan tâm.

Dashboard (Bảng điền khiển/ Bảng tin)

Bảng điều khiển quản trị WordPress là màn hình đầu tiên sẽ hiển thị khi bạn đăng nhập vào khu vực quản trị của trang web của mình.

Bảng điều khiển (Bảng tin) của WordPress

Đây là bảng điều khiển cho toàn bộ trang web WordPress, đóng vai trò như một cái nhìn tổng quan và là nơi bạn có thể tạo và quản lý tất cả nội dung liên quan đến trang web.

Form (Biểu mẫu)

Một biểu mẫu web, hay còn gọi là biểu mẫu HTML trên một trang web, cho phép người dùng nhập dữ liệu để gửi đến máy chủ để xử lý.

Minh hoạ 1 biểu mẫu web.

Các biểu mẫu có thể giống như các biểu mẫu giấy hoặc biểu mẫu cơ sở dữ liệu vì người dùng web điền vào các biểu mẫu này bằng cách sử dụng ô kiểm, nút radio hoặc trường văn bản.

Biểu mẫu quan trọng như vậy nhưng mặc định WordPress không đi kèm chức năng biểu mẫu ngoại trừ biểu mẫu đăng ký thành viên, đăng nhập có sẵn. Người dùng thông thường không có cách nào để chỉnh sửa những biểu mẫu này.

Tuy nhiên, có rất nhiều Plugin tạo biểu mẫu có sẵn, trong đó Contact Form 7 là rất nổi tiếng bởi tính đơn giản, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí.

Media Library (Thư viện đa phương tiện)

Thư viện đa phương tiện đóng vai trò là kho lưu trữ trung tâm cho tất cả các tệp (file) bạn tải lên trang web WordPress của mình.

Thư viện đa phương tiện của chính trang KACBT này

Bạn có thể tải lên hình ảnh, video hoặc các loại tài liệu khác trực tiếp vào phần này của quản trị viên hoặc tương tác với hộp thoại quản lý phương tiện khi nhúng nội dung vào bài viết/trang. Bất kể tài sản được tải lên ở đâu, nó sẽ luôn xuất hiện trong phần thư viện phương tiện.

Navigation (Sự điều hướng)

Tất cả các phần nội dung khác nhau trên trang web của bạn được liên kết với nhau thông qua một bộ các phần tử menu điều hướng. Những menu này là một tập hợp các liên kết đến các trang, bài viết, danh mục, liên kết tùy chỉnh hoặc các loại nội dung khác. Các mục trong thực đơn có thể được tổ chức theo dạng phân cấp để thiết lập mức độ quan trọng giữa các nội dung.

Minh hoạ thanh điều hướng Navigation của trang web wordpress.org

Các menu có thể được gán cho một vị trí menu cụ thể trong giao diện của bạn. Ví dụ, một menu tùy chỉnh có thể được xây dựng và được đánh dấu để sử dụng làm điều hướng trong phần đầu của trang web.

Pages (Trang)

Các trang, như tên gọi của chúng, được sử dụng cho nội dung tĩnh mà sẽ không thường xuyên được cập nhật trên trang web của bạn. Những điều này có thể được quản lý dưới mục Trang trong menu quản trị.

Các trang, như được định nghĩa trong WordPress, hoạt động tương tự như các bài viết trên blog. Về cơ bản, một trang có một tiêu đề, một số nội dung chính và có một URL riêng trên giao diện của trang web. Cũng giống như các bài đăng, các trang có thể có thêm siêu dữ liệu liên quan đến chúng để tùy chỉnh nội dung, bố cục và/hoặc chức năng. Ngược lại, trong khi các bài viết thường được sắp xếp theo thứ tự thời gian, các trang có thể được tổ chức theo bất kỳ cách nào hợp lý nhất. Ngoài ra, các trang có thể được sắp xếp theo thứ bậc để tổ chức suy nghĩ thành các mức độ quan trọng khác nhau.

Bạn có thể tạo các trang mới bằng cách nhấp vào liên kết Thêm Mới trong menu con Trang của thanh điều hướng quản trị hoặc chọn Trang từ mục +Mới trong thanh công cụ người dùng.

Plugins (Trình cắm/ Mô-đun bổ sung)

Các plugin được sử dụng để mở rộng chức năng của lõi WordPress. Với các plugin cài thêm, WordPress từ một phần mềm chỉ để viết blog cho dân nghiệp dư đã trở thành một phần mền nền tảng để xây dưng nên hầu hết các chủng loại website có mặt trên thị trường.

Trên trang cộng đồng của WordPress có hàng ngàn plugin đủ chủng loại, có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu về các chức năng cần có trên một website. Do đó, việc xây dựng một website bằng WordPress có tốc độ rất nhanh bởi chỉ cần “chơi trò lắp ghép”.

Posts (Bài viết)

Bài viết là các mục nội dung xuất hiện trong blog của trang web bạn. Những điều này có thể được quản lý dưới mục Bài viết trong menu quản trị.

Một post hiển thị trên WordPress
Trích một phần bài viết đại diện mẫu được thể hiện trên WordPress.

Cơ bản của một bài đăng bao gồm tiêu đề bài đăng và nội dung. Các loại thông tin khác có thể được liên kết với một bài viết như trích dẫn, tác giả, ngày xuất bản, v.v. Ngoài ra, các bài viết có thể được tổ chức thành các danh mục hoặc gán thẻ với một số từ khóa nhất định để nhóm các bài viết tương tự lại với nhau.

Post Types (Kiểu bài viết/ Kiểu nội dung)

Trong WordPress, tất cả nội dung chính được lưu trữ dưới dạng những gì được gọi là Post Type. Nói chung, các bài đăng thường gắn liền với ít nhất một tiêu đề và một số nội dung chính. Thông thường, tất cả các Post Type (loại bài viết) sẽ có mối quan hệ một-một giữa mục bài viết và một trang riêng biệt trên trang web của bạn. Các loại bài đăng khác nhau, với các trường dữ liệu đặc trưng, có thể được sử dụng cho những mục đích khác nhau trong trang web để cho phép tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao hơn.

Cơ bản, WordPress có các loại bài viết/ kiểu nội dung sau:

Posts: bài viết xuất hiện như là blog, bài tin tức ở các chuyên mục

Pages: một dạng trang web không rõ hình thức

Media: hình ảnh, video, file văn bản/ tài liệu,…

Settings (Các thiết lập/ Thông số)

Đối với mọi thứ khác, trang WordPress của bạn có thể được cấu hình thông qua nhiều bộ tùy chọn khác nhau. Các trường cài đặt, chẳng hạn như tiêu đề của trang web của bạn hoặc trang được xác định là trang chủ của bạn, được lưu trữ độc lập với phần nội dung còn lại của trang web.

Shortcodes (Mã rút gọn)

Shortcode là một đoạn mã đặc thù của WordPress cho phép bạn thực hiện những điều thú vị với rất ít nỗ lực. Shortcode có thể nhúng tệp hoặc tạo đối tượng mà thường sẽ yêu cầu nhiều mã phức tạp, xấu xí chỉ trong một dòng.

Minh hoạ shortcode được Contact Form 7 tạo ra

Mã ngắn có thể tự chứa hoặc được sử dụng để bọc nội dung nhằm thay đổi diện mạo của nó. (as defined with an opening and closing shortcode set). Ngoài ra, mã ngắn có thể chấp nhận bất kỳ số lượng thuộc tính nào tùy thuộc vào loại của nó để điều khiển chức năng của mã ngắn.

Taxonomies (Thuật ngữ phân loại)

Nội dung của một bài viết tương tự có thể được liên kết bằng cách gán nó với các thuật ngữ phân loại khác nhau. Ví dụ, các bài viết trên blog có thể được phân loại thành các danh mục khác nhau để nhóm các chủ đề tương tự lại với nhau. Ngoài ra, các bài viết trên blog có thể được liên kết với nhau thông qua các thẻ để kết nối những bài viết sử dụng từ khóa tương tự.

Minh hoạ Taxonomy của KACBT

Các thuật ngữ trong một hệ thống phân loại có thể hoạt động theo một trong hai cách:

Phân cấp: Liên quan thông qua mối quan hệ cha-con. (e.g. categories)

Ad-Hoc: Không có mối quan hệ giữa các thuật ngữ. (e.g. tags)

Các phân loại trên trang web của bạn đã được thiết lập để phù hợp với các loại bài viết mà chúng liên quan đến.

Tools (Các công cụ)

Phần Công cụ trong quản trị WordPress cung cấp một số công cụ quản trị hữu ích. Hầu hết thời gian, chúng thường được sử dụng khi thiết lập hoặc cấu hình trang web của bạn, vì vậy chúng không cần phải được truy cập. Nói như vậy, các mô tả được cung cấp trong phần quản trị WordPress cho từng công cụ có sẵn sẽ đủ để giúp bạn hiểu chức năng của chúng nếu bạn cần sử dụng.

Ngoài ra, khi soạn bài viết thì dải bên phải của trang soạn bài viết, đỉnh của trang hoặc cửa sổ nổi lên cũng trang bị các thanh công cụ giúp bạn làm việc dễ dàng, hiệu quả hơn. Khi thực hiện các thao tác khác, đâu đó cũng xuất hiện những thanh công cụ tuỳ theo bối cảnh, nó là phụ tá rất hữu ích trong khi bạn làm việc với chức năng, tác vụ cụ thể có trên WordPress.

User (Người dùng)

Mỗi người có tài khoản trên trang của bạn sẽ xuất hiện trong phần Người dùng của quản trị WordPress.

Minh hoạ danh sách người dùng với vai trò của họ.

Trên trang này, người dùng đã đăng ký có thể được lọc theo vai trò người dùng (quản trị viên, biên tập viên, v.v.) hoặc tìm kiếm.

User Login (Đăng nhập người dùng)

Trước khi bạn có thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào trên trang web của mình, bạn (người dùng) cần phải đăng nhập. Quản trị viên WordPress có thể truy cập qua URL sau:

http://[website-của-tui]/wp-admin/

Thay website-của-tui bằng địa chỉ trang web trên nền WordPress của bạn. Cửa sổ đăng nhập trông như sau:

Cửa sổ đăng nhập WordPress

Điều này sẽ đưa bạn đến trang đăng nhập (giả sử bạn chưa được xác thực).

Widgets (Mã viết sẵn thực hiện chức năng)

Chủ đề của bạn đã được cấu hình với một bộ khu vực nơi các widget này có thể được đặt. Các khu vực widget này được sử dụng bởi các mẫu khác nhau trên trang web của bạn dựa trên ngữ cảnh của nội dung chính của trang.

Các widget cổ điển của WordPress

Nội dung mà bạn muốn hoạt động độc lập với nội dung chính của trang có thể được lưu trữ trong nhiều loại widget khác nhau. Điều này có thể bao gồm các liên kết đến các bài viết blog gần đây, một mẫu tìm kiếm trên trang, hoặc một số nội dung tự do.

Kết bài

Bạn cần phải nắm các khái niệm vừa liệt kê ở trên nếu bạn muốn vọc WordPress và tiến xa hơn trên một hành trình chinh phục WordPress đầy bướm và hoa./.

Lên đầu trang